Môn Sinh học
Đối với môn Sinh học, chúng ta không nên học thuộc lòng vì kiến thức môn này rất rộng và đan xen nhau nên rất khó nhớ. Để học tốt môn này thì cần ghi nhớ và hiểu sâu các khái niệm cơ bản để có thể vận dụng linh hoạt vào việc giải bài tập. Học thuộc lòng sẽ tạo cho người người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động, rất dễ quên vì không hiểu bản chất của vấn đề, chỉ cần quên một vài ý chính là chúng ta sẽ bị quên hoàn toàn nội dung. Vì thế cách học môn Sinh hiệu quả nhớ lâu là chúng ta phải hiểu được bản chất của môn học này.
Trước tiên, hãy học kiến thức mới và luyện đề. Sau khi học xong phần nào, cần củng cố kiến thức bằng cách luyện đề thi và các câu hỏi của phần đó ngay để tránh quên. Học nhóm cũng là một bí quyết hay để các bạn học tốt môn Sinh học. Khi học cùng với những người bạn, những phần nào chưa hiểu bạn có thể hỏi bạn của mình để nhanh chóng lấp được lỗ hổng kiến thức của mình.
Ôn sâu lý thuyết và luyện đề giúp bạn nhớ lâu, hiểu tường tận môn Sinh
Tiếp đó, các thí sinh nên luyện các dạng đề thi thử và bổ sung các kiến thức mình còn kém. Bạn nên luyện các dạng bài có trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Sinh các năm trước để làm quen với cấu trúc đề cũng như dễ hình dung hơn cho bài thi sắp tới. Để thực hiện tốt điều này, bạn có thể lên mạng tìm các dạng đề thi thử và nghiêm túc làm, tính điểm để kiểm tra quá trình tiến bộ của bản thân từng ngày.
Cuối cùng là tổng hợp lại kiến thức, ôn tập chọn lọc và luyện đề cấp tốc. Đây là lúc đầu tư mạnh vào môn Sinh, mỗi ngày, nên tự giải khoảng 3 đề để rèn luyện bản thân, đồng thời ghi nhớ trong quá trình làm bài. Cần lựa chọn các phần mình yếu để củng cố thêm. Đồng thời chuẩn bị sẵn một cuốn sổ để ghi chép kiến thức cần nhớ của môn Sinh: những phần nào chưa thuộc thì nhìn vào sổ sẽ nhớ lại.
Môn Hóa học
Theo các giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, môn Hóa chia làm hai dạng câu hỏi, đó là lý thuyết và bài tập. Muốn nắm vững các lý thuyết thì việc bạn cần làm chính là:
+ Nếu có điều kiện hãy tự làm thí nghiệm để chứng minh những lý thuyết trong sách là đúng bằng thực tế, như vậy thì bạn sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
+ Thường xuyên làm các bài tập, đề thi lý thuyết, đồng thời cố gắng vận dụng vào trả lời các hiện tượng thực tiễn để có thể hiểu bài học sâu hơn.
+ Hãy tự mình viết lại tất cả các phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa, và tự cân bằng phản ứng để nâng cao năng lực tư duy. Thường xuyên làm như vậy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
+ Ghi lại tất cả những ý bạn cho là quan trọng vào trong cuốn sổ tay của mình hoặc tổng hợp chúng thành bản đồ tư duy vừa dễ nhìn, dễ hiểu lại dễ nhớ.
Đối với các câu hỏi bài tập:
+ Học cách áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, bảo toàn khối lượng, nguyên tố…
+ Nhanh chóng tìm hiểu và học cách sử dụng các phương pháp tính toán nhanh như phương pháp trung bình, ghép ẩn…Các phần này ít khi dạy trong SGK, các thí sinh 2k1 có thể lên mạng tìm hiểu hoặc học thêm các khóa bên ngoài.
Tự mình luyện đề và tổng hợp kiến thức chính là cách tốt nhất để ôn thi khối B
Môn Toán học
Đây là môn vô cùng quan trọng vì là môn bắt buộc và tính vào điểm tốt nghiệp và cả điểm thi đại học nữa nên không nên bỏ qua bất cứ một câu hỏi dễ nào.
Có thể nói, điểm thuận lợi của môn Toán chính là cấu trúc đề thi mỗi năm được giữ tương đối ổn định. Vì vậy, hãy xem các cấu trúc đề thi hàng năm trên mạng để dựa trên đó, chú trọng ôn phần điểm cao nhưng cũng cần ôn tập kỹ phần ít điểm để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội lấy điểm nào.
Trong đề thi này, 50% đầu bài khá đơn giản để giúp học sinh đủ điểm đỗ tốt nghiệp. 20% tiếp theo ở mức khó vừa phải và 30% cuối bài thường để phân loại học sinh khá-giỏi. Tùy vào mục tiêu điểm số mà bạn có thể lựa chọn ôn kỹ tất cả hoặc chỉ chú tâm vào các chuyên đề phù hợp.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, việc vượt vũ môn dành cho những thí sinh thi đại học khối B không còn quá khó khăn. Chúc bạn may mắn và thành công trong kỳ thi ĐH, CĐ sắp tới!.