Bộ GD&ĐT cho biết trên mạng xã hội đang lan truyền một bản đề thi Toán và nhiều người cho rằng đây là đề thi tham khảo của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một số chuyên gia đánh giá về văn bản này và cho rằng dạng câu hỏi có nét tương đồng trong đề thi đánh giá tư duy của một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó một chuyên giá đã đưa ra nhận xét: Đề thi này có sự phân hóa khá mạnh nên nếu là đề thi thật thí sinh sẽ gặp phải nhiều khó khăn.
Dưới đây hình ảnh được cho là đề thi của Bộ GDĐT đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội:
Với thông tin ở trên Bộ GD&ĐT khẳng định rằng đây không phải đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Bộ GDĐT hiện tại đang dần hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và sẽ sớm công bố trong thời gian tới.
Vậy có thể thấy rằng thông tin về đề thi tham khảo môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác. Chính vì vậy các bậc phụ huynh, học sinh không cần quá lo lắng, tốt nhất nên tập trung vào việc ôn luyện, học tập theo đúng hướng dẫn của giáo viên.
Trước đó vào ngày 14/11 phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã diễn ra do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025.
Trong cuộc họp đại diện Bộ GDĐT trình bày dự thảo về phương án thi và xét công nhận thốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi bao gồm các nội dung như: Nguyên tắc cốt lõi trong xây dựng phương án thi, Cơ sở chính trị, quá trình xây dựng phương án thi, các điểm mới trong dự thảo phương án thi, nội dung cơ bản của các phương án thi... tất cả các thành viên Hội đồng đã cùng trao đổi, cho ý kiến và nhưng phương án được đề xuất.
Phần lớn các ý kiến thành viên Hội đồng ủng hộ phương án thi 2+2 trong đó phương án thí sinh thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn học chương trình lớp 12 là các môn học: Lịch sử, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Địa lý, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho rằng phương án 2+2 này phù hợp đúng theo bối cảnh hiện nay, đồng thời đảm bảo những tiêu chí, nguyên tắc từ Bộ GDĐT hướng đến cũng như đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29 và Nghị quyết số 88.
Bên cạnh đó có rất nhiều băn khoăn trước vấn đề môn Lịch sử và Ngoại ngữ trở thành môn tự chọn theo đó PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã chia sẻ rằng: Hai môn tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản và môn Toán, Ngữ văn cũng chính là môn thi được nhiều nước lựa chọn là môn thi tốt nghiệp THPT. Toán, Ngữ văn cũng có rất nhiều trong các tổ hợp môn học chính ở THPT.
Mùa tuyển sinh năm 2023 có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành Y ở Việt Nam và nhiều trường sẽ dùng tổ hợp sử dụng môn Ngữ văn để xét tuyển. Đồng thời phương án thi 2+2 này phù hợp cả ở hệ đạo tạo THPT và hệ Giáo dục thường xuyên.
Ngoài ra theo Bộ GD&ĐT, phương án này đảm bảo những yêu cầu đề ra của kỳ thi tốt nghiệp là giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội; không gây ra mất cân bằng giữa các khối; giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018…. Nhưng nhược điểm của phương án đề xuất này sẽ gây ảnh hưởng đến việc học và dạy các môn Lịch sử, Ngoại ngữ - đây là 2 môn đanng trong số những môn bắt buộc học.
Được biết ngoài phương án 2+2 hiện nay Bộ GD&ĐT cũng đã trình Chính phủ trong cuộc họp vao sáng ngày 15/11 bao gồm: Phương án 3+2 là thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng với 2 môn tự chọn; Phương án 4+2 là thi 4 môn bắt buộc gồm Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Lịch sử và 2 môn thi tự chọn trong chương trình học THPT.
Với đề xuất trên của Bộ hiện nay đang nhận được sự đồng ý từ các nhà Khoa học, nhà Sư phạm và Dư luận xã hội.
Hy vọng những thông tin được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Bộ GD&ĐT chưa công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục hữu ích khác.