Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bộ GDĐT đưa ra nguyên nhân vì sao nhiều ngành học khó tuyển sinh

Cập nhật: 11/11/2023 14:41 | Trần Thị Mai

Mới đây có nhiều trường Đại học vẫn tiếp tục tuyển sinh bổ sung ở các nhóm ngành khác nhau, thậm chí nhiều trường phải bỏ một số ngành học do không có thí sinh trúng tuyển. Từ đó Bộ GDĐT đã chỉ ra các nguyên nhân khiến cho các trường khó tuyển sinh.

Bộ GDĐT đưa ra nguyên nhân vì sao nhiều ngành học khó tuyển sinh

Các nguyên nhân vì sao nhiều ngành học khó tuyển sinh

Bộ GDĐT đưa ra một số các nguyên nhân cụ thể như:

  • Đầu tiên nhiều ngành đào tạo của các trường Đại học không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội nên khó để thu hút được các thí sinh. Bởi vậy mà việc tuyển sinh tại các cơ sở Giáo dục Đại học gặp nhiều khó khăn.
  • Chương trình đào tạo của các trường chưa được đánh giá cao mặc dù đã được rà soát, cập nhật. Cũng có thể do nhiều trường tuyển sinh 1 ngành do đó số lượng sinh viên được đào tạo ra trường quá lớn và sẽ gặp khó khăn trong tìm việc. Cũng chính vì lý do này nhu cầu của thị trường lao động giảm và số lượng thí sinh đăng ký vào ngành đó ít đi.
  • Việc hợp tác giữa các trường Đại học và doanh nghiệp chưa được diễn ra trên diện rộng và đạt được hiệu quả như mong muốn. Cũng có một số các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự liên kết từ cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp như: Nền kinh tế chưa phát triển ổn định, trình độ cơ sở giáo dục chưa cao, có các chính sách đưa ra chưa được đồng bộ, phát triển truyền thông kết nối chưa được mở rộng… Bởi vậy mà nhiều ngành nghề đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực vượt quá nhu cầu tại khu vực và trên toàn quốc.
  • Chưa có nhiều những nghiên cứu tổng thể về nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn nhân lực với thị trường của từng vùng, yêu cầu nghề nghiệp về năng lực của ứng viên…
  • Có nhiều những cơ sở đào tạo chưa thực hiện liên kết đào tạo không đúng theo quy định như tuyển sinh chưa đúng theo các quy định, tiêu chuẩn đề ra, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu học tập giảng dạy, cơ cấu về ngành nghề chưa phù hợp, thực hiện liên kết đào tạo chưa đạt hiệu quả…

Có thể thấy những hạn chế Bộ GDĐT đưa ra ở trên sẽ khiến cho nhiều ngành khó tuyển sinh và Bộ sẽ có giải pháp khắc phục tình trạng này.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục chủ trì, phối hợp với những Bộ, Ngành, địa phương tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục Đại học.

Trong thời gian đến Bộ sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật như quy định về xử phạt vi phạm hành chính; những thông tư ban hành quy chế đào tạo các trình độ đào tạo, mở ngành, quy định về giáo trình, chuẩn chương trình, quy định về công khai thông tin trong việc thực hiện tự chủ, trách nhiệm giải trình từ các cơ sở giáo dục Đại học.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai xây dựng những cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục Đại học. Đồng thời các cơ sở giáo dục Đại học cần báo cáo và cập nhật cơ sở dữ liệu của trường để đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ sở dữ liệu để công khai minh bạch thông tin theo đúng quy định.

Bộ GDĐT đưa ra nguyên nhân vì sao nhiều ngành học khó tuyển sinh
Học sinh nghe tư vấn chọn ngành

Cần đẩy mạnh công tác truyền thông hơn

Thực trạng hiện nay có nhiều những thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học theo xu hướng hoặc nghe tên có triển vọng chứ thật sự chưa nắm bắt rõ những thông tin, cơ hội việc làm của ngành nghề hay năng lực bản thân có phù hợp với nghề. Có khá nhiều những thí sinh không tìm hiểu đánh giá thị trường lao động trong tương lai, chưa được tư vấn, hỗ trợ, định hướng ngành nghề.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc hiểu đúng giá trị của ngành nghề có vai trò vô cùng quan trọng. Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy khẳng định cần đầy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt với các nhóm ngành nghề khó tuyển sinh những cơ sở cần truyền thông mạnh, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm việc làm, liên kết doanh nghiệp.

PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ các cơ sở muốn tuyển sinh tốt thì công tác đào tạo cần phải thay đổi, tích hợp chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, song song với đó tổ chức những buổi hội thảo hướng nghiệp, kết nối xây dựng các chương trình học bổng để có sức hút nhiều hơn với học sinh.

Những ngành khó tuyển sinh đã được nhận diện và đào tạo có nhiều giải pháp đồng bộ để thu hút được đông đảo thí sinh tham dự theo học. Người học, tìm hiểu những ngành nghề khó tuyển sinh phân tích thực tế nhu cầu việc làm, giá trị của ngành nhằm giúp thí sinh định hướng chọn ngành nghề theo đúng nhu cầu xã hội, đất nước, doanh nghiệp cần.

Hy vọng những chia sẻ của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Bộ GDĐT đưa ra nguyên nhân vì sao nhiều ngành học khó tuyển sinh. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục khác.