Ngành Y tế công cộng là gì? Y tế công cộng là một thuật ngữ mới đối với nhiều người và có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngành này. Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người chúng ta thông qua những cố gắng có tổ chức của cả xã hội.
Để tìm hiểu về một ngành học nhằm định hướng cho tương lai thì trước tiên các bạn cần xem xét cơ hội việc làm và chương trình học của ngành rồi mới có thể tóm lại và đưa ra câu trả lời có nên học ngành đó k? Với ngành y tế công cộng cũng vậy.
Có nên học ngành Y tế công cộng hay không?
Có nên học ngành Y tế công cộng hay không? Thắc mắc của rất nhiều người. Để trả lời cho vấn đề này thì hãy cùng Ban tư vấn trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tìm hiểu cơ hội việc làm ngành này. Sau khi tốt nghiệp ngành Y tế công cộng cử nhân có thể làm việc tại nhiều vị trí như:
- Thực hiện công việc quản lý thông tin liên quan đến những lĩnh vực y tế.
- Làm các công việc có liên quan đến nâng cao sức khỏe hoặc các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Công việc trong hội đồng đạo đức.
- Tham gia vào điều phối, tham gia chương trình hoặc quản lý các dự án, chương trình với vai trò là thanh tra, giám sát ở các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Lập kế hoạch hoặc tham gia vào quá trình xây dựng chính sách.
Có thể nói nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành Y tế công cộng hiện nay càng rộng mở. Đây cũng chính là cơ hội cho các sinh viên theo học ngành này trong tương lai.
- Sau khi tốt nghiệp các cử nhân có thể làm việc tại các cơ quan như: Cục trực thuộc bộ y tế, Các vụ, Tổng cục, Cục y tế dự phòng Việt Nam, Vụ sức khỏe Bà mẹ, Cục quản lý khám chữa bệnh, trẻ e, Vụ trang thiết bị và công trình y tế,….
- Hoặc cũng có thể gắn bó với các công việc tại bệnh viện, viện vệ sinh dịch tễ, các trung tâm và các cơ quan, trạm y tế, cơ sở y tế trên cả nước, viện nghiên cứu dinh dưỡng...
- Đối với những bạn thích công việc giảng dạy mà tốt nghiệp với tấm bằng khá giỏi thì lựa chọn công việc giảng dạy các bộ môn có liên quan đến ngành Y tế công cộng tại các trường đại học, cao đẳng...
- Thử sức cạnh tranh để trúng tuyển làm việc tại các tổ chức nước ngoài như: ChildFund, Tổ chức y tế thế giới (WHO), UNICEF,… Tóm lại nếu bạn theo học ngành Y tế công cộng không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm trong tương lai.
Sinh viên ngành Y tế công cộng sẽ được học những gì?
Ngành Y tế công cộng là một ngành học có sự kết hợp nhuần nhuyễn từ 2 yếu tố kinh tế và cộng đồng. Do đó mà các sinh viên khi theo học ngành này sẽ được đào tạo căn bản và chuyên sâu về nhiều vấn đề liên quan đến xã hội và kinh tế. Bên cạnh đó bạn sẽ được trang bị những kiến thức về ngành Y tế hiện đại.
Ngoài ra ngành Y tế công cộng sẽ cho các bạn biết thêm khả năng giải quyết những vấn đề về xã hội, kinh tế, văn hóa... thông qua lĩnh vực Y tế. Sinh viên ngành Y tế công cộng hoàn toàn có thể phát triển khả năng, kỹ năng mềm của mình, có thái độ cầu thị trong công việc.
>> Các ngành nghề về lĩnh vực Y Dược hiện nay thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, đặc biệt là Cao đẳng Điều Dưỡng.
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Y tế công cộng trong bảng dưới đây.
I |
Kiến thức giáo dục đại cương |
I.1 |
Các học phần chung |
1. |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin I |
2. |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin II |
3. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4. |
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
5. |
Anh Văn I |
6. |
Anh Văn II |
7. |
Anh văn chuyên ngành |
8. |
Tin học đại cương |
9. |
Giáo dục thể chất |
10. |
Giáo dục quốc phòng - An ninh I |
11. |
Giáo dục quốc phòng - An ninh II |
12. |
Giáo dục quốc phòng - An ninh III |
I.2 |
Các học phần cơ sở khối ngành |
13. |
Xác suất - Thống kê y học |
14. |
Hóa học |
15. |
Sinh học và di truyền |
16. |
Vật lý - Lý sinh |
17. |
Nghiên cứu khoa học |
18. |
Tâm lý y học - Đạo đức Y học |
II |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
II.1 |
Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành |
II.1.1 |
Các học phần cơ sở của ngành |
19. |
Giải phẫu |
20. |
Sinh lý |
21. |
Hóa sinh |
22. |
Vi sinh |
23. |
Ký sinh trùng |
24. |
Sinh lý bệnh - miễn dịch |
25. |
Các bệnh thông thường I |
26. |
Các bệnh thông thường II |
II.1.1 |
Các học phần chuyên ngành |
27. |
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế |
28. |
Điều dưỡng cơ bản |
29. |
Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản |
30. |
Quản lý dịch vụ y tế |
31. |
Kế hoạch y tế |
32. |
Quản lý tài chính và kinh tế y tế |
33. |
Chính sách y tế |
34. |
Dịch tễ học cơ bản |
35. |
Phân loại bệnh tật và tử vong quốc tế |
36. |
Y học đối phó với thảm họa |
37. |
Sức khỏe môi trường cơ bản |
38. |
Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản |
39. |
Nâng cao sức khỏe |
40. |
Sức khỏe sinh sản |
41. |
Dân số và phát triển |
42. |
Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm |
43. |
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng |
44. |
Nhân học và Xã hội học Sức khỏe |
45. |
Nghiên cứu định tính |
46. |
Sức khỏe lứa tuổi |
47. |
Y học gia đình |
48. |
Thực tập cộng đồng I |
49. |
Thực tập cộng đồng II |
50. |
Thực tập cộng đồng III |
51. |
Dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm |
52. |
Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm |
53. |
Thống kê dân số y tế |
54. |
Truyền thông về dân số-Kế hoạch hóa gia đình |
55. |
Chính sách dân số |
II.2 |
Kiến thức tự chọn |
II.2.1 |
Nhóm 1: Y tế dự phòng, DD-VSATTP và SKMT |
56. |
Tiêm chủng mở rộng và vắc xin trong công tác phòng chống dịch bệnh |
57. |
Dinh dưỡng - An toàn vệ sinh thực phẩm và Sức khỏe môi trường |
II.2.2 |
Nhóm 2: TT-GDSK – SKSS và HIV/AIDS |
58. |
Truyền thông giáo dục sức khỏe |
59. |
Dân số KHHGĐ - Sức khỏe sinh sản – HIV/AIDS |
(Theo Đại học Y Dược Cần Thơ)
Sau khi ra trường, một cử nhân ngành Y tế công cộng sẽ có thể làm việc và phối hợp với những ban ngành liên quan khác. Không chỉ vậy mà các cử nhân còn có thể biết cách giáo dục, tư vấn sức khỏe cho tất các mọi người trong cộng đồng dần dần hình thành nên lối sống lành mạnh bảo vệ tốt cho sức khỏe. Có nên học Y tế công cộng hay không? Hãy học ngành Y tế công cộng nếu thực sự bạn có đam mê.
Trên đây là chia sẻ để giải đáp các thắc mắc của các thí sinh về việc có nên học ngành Y tế công cộng không? Chắc chắn qua bài viết trên bạn đọc đã có cái nhìn khách quan nhất để chuẩn bị kỹ hơn hành trang hướng đến tương lai.