Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Giới thiệu về ngành chăn nuôi và việc làm sau khi ra trường

Cập nhật: 09/06/2020 13:41 | Trần Thị Mai

Nước ta là một nước nông nghiệp, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Do đó, ngoài trồng trọt thì chăn nuôi vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thực trạng ngành Chăn nuôi hiện nay và cơ hội việc làm ngành này dưới bài viết nhé. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi!  

Giới thiệu về ngành chăn nuôi và việc làm sau khi ra trường

1. Vai trò của ngành Chăn nuôi

Chăn nuôi trở thành ngành kinh tế giúp tăng thu nhập cho người dân và tạo cơ hội việc làm cho nhiều người lao động.

Các sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người, cụ thể như:

  • Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. Ví dụ như: thịt, trứng, sữa….
  • Chăn nuôi chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực phẩm. 
  • Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa….Ngoài ra, còn phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.
  • Cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
  • Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc giữ vững nền sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng cường thu nhập và điều quan trọng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho đất nước.

>> Tham khảo: Thông tin tuyển sinh ngành Điều dưỡng năm 2020 để nắm rõ hơn các điều kiện để trở thành Điều dưỡng viên trong tương lai.

2. Thực trạng ngành Chăn nuôi hiện nay

Hiện nay ngành Chăn nuôi Việt Nam được hình thành hệ thống giữa trồng trợ và chăn nuôi từ xa xưa đến nay. Các loại vật nuôi gia súc như trâu, bò có tác dụng cung cấp sản lượng thực phẩm hoặc tận dụng sức kéo trong việc chở hàng và cày ruộng. Còn các loại  gia  súc nhỏ  hơn như lợn, gà, thủy cầm có thể nuôi dễ dàng bằng các nguyên liệu như cỏ, bèo…

Ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu và cạnh tranh ra bên ngoài thế giới như trứng vịt, cá basa, gà lông màu, lợn mán…

Hãy cùng Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng y Dược Sài Gòn tìm hiểu kỹ hơn những thuận lợi và khó khăn của ngành Chăn nuôi:

Thuận lợi

  • Người dân có khả năng học hỏi các Khoa học kỹ thuật nhanh chóng và các kinh nghiệm chăn nuôi tốt.
  • Dịch vụ về thú y và con giống có nhiều phát triển và tiến bộ hơn.
  • Nguồn nguyên liệu thức ăn như đồng cỏ, thức ăn chế biến công nghiệp, hoa màu lương thực… được đảm bảo.
  • Số lượng chăn nuôi theo hình thức trang trại và lớn đang dần có xu hướng tăng lên. Các trang trại nuôi thương mại lớn ngày càng chú trọng phát triển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và áp  dụng công nghệ tiên tiến.
nhung-kho-khan-thuan-loi-nganh-chan-nuoi
Hiện nay, ngành Chăn nuôi còn phải đương đầu với nhiều khó khăn

Khó khăn

  • Khâu sản xuất đến tiêu thụ chưa có liên kết chặt chẽ.
  • Chưa có thương hiệu và hoạt động quảng cáo rõ ràng, giá thành sản phẩm còn quá cao.  Trong ngành Chăn nuôi có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao nhưng chưa thể đến tay người tiêu dùng hoặc được tin tưởng sử dụng.
  • Các loại con giống, thức ăn chăn nuôi hoặc các loại thuốc thú y phải nhập khẩu nhiều. Con giống và những chất phụ gia đều cần phải nhập khẩu nên giá thành sản phẩm phải đẩy lên cao.
  • Sản xuất vẫn còn ở mức vừa và nhỏ, quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm hơn 50%  sản phẩm chăn nuôi. Người dân muốn tăng chất lượng và năng suất sản phẩm nhưng chưa thể áp dụng được các công nghệ hiện đại.
  • Đối với những quy mô chăn nuôi nhỏ thường chịu rủi ro cao do chủ hộ không thể kiểm soát tốt về giá thành và thông tin bệnh dịch cũng như các kỹ thuật chăn nuôi.  Các trang trại này thường do kỹ năng tích lũy và không am hiểu cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hiện nay vẫn tồn tại nhiều các thực phẩm bẩn nên ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và e ngại sử dụng.
  • Có nhiều trang trại chăn nuôi theo xu hướng cho công ty nước ngoài để sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.  Điều này kéo theo chất lượng sản phẩm nhưng từ nước ngoài giá rẻ còn ở Việt Nam giá cao hơn. Nên vì vậy mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành rẻ hơn.
  • Chưa làm tốt công tác phát triển, quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh.

Có thể nói rằng ngành Chăn nuôi của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn khác nhau nhưng vẫn trở thành một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy nhà nước và bản thân các chủ trang trại cần nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển ngành Chăn nuôi trong nước.

>>> Tìm hiểu: Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm trên địa bàn cả nước

3. Ngành chăn nuôi ra trường làm gì?

Sinh viên ngành Chăn nuôi sẽ được trang bị các kiến thức về chọn và nhân giống vật nuôi, thực hiện quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi… Cùng với đó các bạn học sẽ được học hỏi và trau dồi kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, thực hiện công việc theo đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Chính vì vậy mà sau khi tốt nghiệp các cử nhân ngành Chăn nuôi có thể đảm nhận các công việc như:

  • Làm cán bộ quản lý trong ngành Chăn nuôi.
  • Trở thành cán bộ kỹ thuật cho các trang tại chăn nuôi.
  • Làm nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi hoặc các loại thuốc thú y.
  • Công tác kinh doanh hoặc tự khởi nghiệp.
  • Cán bộ nghiên cứu, trở thành giảng viên  tại các trường đại học, cao đẳng trong ngành chăn nuôi.

Các nơi mà người học ngành Chăn nuôi có thể làm việc như:

  • Những Viện, trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi.
  • Các đơn vị hành chính sự nghiệp như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông Nghiệp, các Trung tâm khuyến nông, Cục chăn nuôi thú y, Chi cục  kiểm định chất lượng Nông lâm thủy sản ở các tuyến từ địa phương đến tỉnh…
  • Làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.
  • Trường đại học, cao đẳng ngành Chăn nuôi hoặc khối ngành Nông -  Lâm – Ngư.
  • Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến chăn nuôi và phát triển nông thôn.

Trên đây là những chia sẻ của Ban  tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn về những thuận lợi và khó khăn ngành Chăn nuôi, hi vọng đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả. Từ đó sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp hơn với bản thân. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục để có nhiều thông tin hữu ích về các ngành nghề khác.