Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Học ngành Du lịch ra làm gì? Các nhóm ngành chính trong Du lịch

Cập nhật: 18/06/2020 17:44 | Trần Thị Mai

Học ngành Du lịch ra làm gì? câu hỏi được nhiều độc giả mong chờ, đặc biệt là các thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Ban tư vấn tuyển sinh của nhà trường sẽ chia sẻ đến bạn đọc câu trả lời đầy đủ  và chi tiết ở bên dưới bài viết!  

Học ngành Du lịch ra làm gì? Các nhóm ngành chính trong Du lịch

Ngành Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên… góp phần nhằm nâng cao tình yêu thương đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước tới các du khách nước ngoài. Bên cạnh đó du lịch cũng là ngành dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm gần đây ngành Du lịch  Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như các du khách nội địa ngày càng gia tăng.

Hiện nay Du lịch là một chuyên ngành mang tính tổng hợp, chứa đựng nhiều nhóm ngành nhỏ khác nhau. Mục tiêu là đào tạo, giáo dục và cung cấp các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho các sinh viên nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các văn phòng du lịch, nhà hàng, khách sạn, tổ chức du lịch… Ngoài ra còn hướng đến mục tiêu là đảm bảo sự phục vụ và chăm sóc tối đa nhất cho các nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí của khách hàng nội địa và quốc tế.Tìm hiểu ngành Du lịch lấy điểm chuẩn bao nhiêu? sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp hơn với năng lực của bản thân.

Học ngành Du lịch ra làm gì?

Học ngành Du lịch ra làm gì?  Du lịch bao gồm rất nhiều chuyên ngành và mỗi chuyên ngành đều đảm nhận công việc hoàn toàn khác nhau. Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể hơn các công việc  trong ngành Du lịch như:

Công việc Quản lý du lịch

- Đây là một công việc mà yêu cầu bạn cần phải có năng lực xuất sắc trong lĩnh vực quản lý và đặc biệt có kiến thức sâu rộng về du lịch. Vì đây thuộc nhóm công việc cấp quản lý nên đòi hỏi khác cao ở người ứng tuyển.

- Công việc  Quản lý du lịch sẽ dành phần lớn thời gian làm việc ở văn phòng làm công việc chuyên xử lý, phê duyệt hồ sơ, báo cáo… Ngoài ra thì họ  cũng dành một phần thời gian để tham gia các hội thảo, đến nhiều nơi để khảo sát, học hỏi, gặp gỡ đối tác… từ đó áp dụng kiến thức vào doanh nghiệp để phát triển hơn nữa.

- Để làm được những công  việc ở trên thì bên cạnh kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thì bạn cần phải có nhiều trình độ nhất định về từng lĩnh vực để làm tốt vai trò lãnh đạo của mình.

- Mặc dù Quản lý du  lịch không phải là công việc mà các cử nhân mới tốt nghiệp ngành Du  lịch có thể làm nhưng  hãy coi đây là mục tiêu để hướng đến trong tương lai.

Điều hành du lịch

- Điều hành du lịch là công việc dành cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận các vấn đề phát sinh trong tour để cùng kết hợp với các bộ phận khác hoặc cơ quan chức năng để giải quyết. Nhiệm vụ tiếp theo của những người làm Điều hành du lịch còn là điều phối phương tiện xe cộ tiến hành đưa đón và phục vụ khách, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách.

- Đây cũng là một công việc rất được ưa chuộng hiện nay, tuy là họ sẽ chủ yếu làm việc trong văn  phòng nhưng sẽ phải đối mặt với áp lực khá lớn với lượng thông tin khổng lồ, đặc biệt là trong mùa cao điểm của ngành Du lịch.

- Công việc điều hành du lịch yêu cầu kỹ năng bình tĩnh cao, tự kiềm chế được cảm xúc của bản thân, nhạy bén với công việc và thông minh.. từ đó biết cách giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra.

nganh-du-lich
Ngành Du lịch có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

>> Xem  thêm: Cao đẳng Xét nghiệm Y học để có nhiều thông tin về ngành nghề hữu ích.

Nhân viên Marketing du lịch

- Công việc đảm nhận là nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách căn cứ vào doanh nghiệp mình đang làm và đưa ra đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, đồng thời thu lợi nhuận cao và giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.

- Hiểu một cách đơn giản thì Marketing du lịch là tiếp thị du lịch. Thông qua chiến lược và phương án marketing để có cơ sở định hướng đi phù hợp vừa đảm bảo doanh số, lại đáp ứng được doanh thu.

- Để thực hiện những điều này người làm nghề này cần có kiến thức thông thạo cả về du lịch và kinh doanh, óc phân tích, nhạy bén và nắm bắt tốt xu hướng du lịch của thị trường. Công việc này sẽ đặc biệt phù hợp với những người trẻ tuổi nhiều năng lượng, có óc sáng tạo tốt.

Hướng dẫn viên du lịch

- Đây là công việc đầu tiên được các bạn trẻ nghĩ đến ngay khi nhắc đến ngành Du lịch. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu các điểm du lịch, quản lý ăn uống, ngủ nghỉ, đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi du lịch và họ cũng cần trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Một hướng dẫn viên du lịch thực thụ cần có thẻ thông hành được cấp bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam. Đây cũng là một vị trí yêu cầu nhiều nhất cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất, và văn hóa ứng xử.

- Hướng dẫn viên du lịch là nghề phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì nhu cầu về dịch vụ chăm sóc du khách đang ngày được chú trọng đề cao. Trên thực tế công việc mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân hành nghề.

Nhân viên lễ tân

- Như các bạn đã biết nhân viên lễ tân sẽ  thực hiện công việc nhận điện thoại, xử lý các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ tiếp đón khách, nhận thông tin về yêu cầu của khách và giúp khách trong các việc điện thoại, nhận và ký gửi đồ, thanh toán. Những công việc này đều yêu cầu nghiệp vụ và hành vi ứng xử theo các nguyên tắc giao tiếp quốc tế nhất định và phù hợp.

- Nhân viên lễ tân thường yêu cầu ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, nghe hiểu đúng thông tin từ khách, giao tiếp chính xác, rõ ràng, khéo léo, và đặc biệt là phải biết ít nhất một ngoại ngữ để đón tiếp khách nước ngoài.

Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp

- Những công việc bồi bàn, bếp núc là những công việc trong chuyên ngành Du lịch.

- Công việc bàn, bar, bếp có nhiệm vụ phục vụ khách hàng qua các  bữa tiệc trong nhà hàng, khách sạn. Màu sắc, hương vị món ăn, nghệ thuật phục vụ cho đến các từng đóa hoa bài trí trên bàn tiệc hay những nếp gấp cũng đều là kết quả công việc của nhân viên phục vụ, pha chế, các đầu bếp.

- Các buồng, phòng, nhất là những nơi đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về sự sạch sẽ, thoáng mát cùng cách sắp đặt hợp lý.

Ngoài các nhóm việc làm ngành Du lịch chính ở trên, các sinh viên khi tốt nghiệp còn có thể làm việc ở những vị trí khác như chăm sóc khách hàng, giảng viên giảng dạy, bán hàng lưu niệm, nhân viên tổ chức sự kiện, chăm sóc khách hàng…Bên cạnh đó bạn nên tìm hiểu ngành Du lịch học trường nào tốt?

Hy vọng với những thông tin chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về Cơ hội việc làm ngành Du lịch ở nước ta. Ngành du lịch Việt Nam vẫn đang tích cực từng ngày đổi mới và vươn mình phát triển mạnh mẽ, nếu bạn yêu thích ngành du lịch, hãy chọn một nghề phù hợp với bản thân.