Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Khám nội thần kinh là khám gì? Khoa nội thần kinh gồm những bệnh nào?

Cập nhật: 19/05/2020 09:12 | Trần Thị Mai

Có nhiều bệnh nhân được chỉ định vào khám chuyên khoa nội thần kinh nhưng lại không biết trong khoa này khám gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn khoa nội thần kinh là gì? khám nội thần kinh là khám gì?.. ở bên dưới bài viết.  

Khám nội thần kinh là khám gì? Khoa nội thần kinh gồm những bệnh nào?

1. Khoa nội thần kinh là gì?

Chuyên khoa Nội Thần kinh nằm trong lĩnh vực nội khoa thức hiện chức năng khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh lý liên quan đến những yếu tố thần kinh mang tính chuyên sâu. Một vài chứng bệnh có liên quan đến các yếu tố thần kinh như chứng đau đầu, hội chứng tiểu não, chứng tiền đình, sa sút trí tuệ... Phương pháp điều trị được sử dụng điển hình của khoa nội thần kinh là dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và  động mạch cho các trường hợp tai biến, kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng như đo điện não, MRI, ST Scan...

Khoa nội thần kinh gồm những bệnh gì? Các bệnh thường gặp như: tai biến mạch máu não, đau nửa đầu, đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mạn tính, thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, hội chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vận động, Parkinson,...

Nhiệm vụ của khoa nội thần kinh

- Thực hiện các công việc khám và điều trị các bệnh lý về chuyên khoa nội thần kinh

- Tiến hành những phương  pháp chẩn đoán như: điện não thường quy, điện não giấc ngủ.

- Một vài kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh như: điện cơ thường quy, điện cơ sợi đơn độc (SFEMG)

- Thường xuyên áp dụng các Khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị.

- Luôn luôn chú ý nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh nhằm hướng tới sự hài lòng cho người bệnh. 

- Tư vấn cho người bệnh và người thân để phương pháp điều trị các bệnh lý nội thần kinh đạt hiệu quả cao hơn. 

2. Khoa nội thần kinh khám gì?

Khoa nội thần kinh chuyên thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến chuyên khoa sâu thần kinh bao gồm:

- Điều trị bệnh đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, …

- Khám và điều trị liệt dây 7 ngoại vi: Viêm các dây thần kinh sọ não và các dây thần kinh ngoại vi khác như hội chứng ống cổ tay, đau vai khuỷu tay do chơi thể thao,…

- Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau do viêm khớp cùng chậu…

- Rối loạn tiền đình;

- Điều trị chóng mặt do thiếu máu não;

- Khám và chẩn đoán liệt nửa người do đột quỵ não;

- Viêm đa dây thần kinh, viêm não tuỷ, các bệnh thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác;

- Tư vấn và điều trị các bệnh lý rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ cấp tính hoặc mạn tính;

- Các bệnh đau đầu: Chứng đau nửa đầu, đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mạn tính hàng ngày,…

- Các bệnh lý về sa sút trí tuệ: Suy giảm nhận thức nhẹ, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ nguyên nhân mạch máu (sa sút trí tuệ sau đột quỵ), Alzheimer;

- Bệnh lý Thần kinh ngoại biên: Viêm đa dây thần kinh, Viêm đa rễ dây thần kinh (Hội chứng Guillain-Barre), các bệnh rễ và đám rối dây thần kinh, Thần kinh liên sườn, Liệt các dây thần kinh sọ…

- Bệnh rối loạn vận động như bệnh Parkinson;

- Khám và theo dõi điều trị bệnh lý động kinh ở người lớn và trẻ em;

kham-noi-than-kinh
Khám nội thần kinh bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến các dây thần kinh

- Bệnh lý Thần kinh do Rối loạn chuyển hóa;

- Nhiễm độc: Bệnh Wilson, Nghiện rượu, Thiếu B1, B12…

3. Cách chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh lý nội thần kinh

Mọi người nên có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách để các bệnh lý về thần kinh không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh và hạn chế tối đa các bệnh lý nội thần kinh như: 

– Duy trì lịch trình khám sức khỏe định ký 6 tháng/ lần để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

– Thư giãn thường xuyên, phân bổ hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các áp lực, căng thẳng. Vì chính những căng thẳng bạn gặp thường xuyên sẽ là yếu tố gây nên các bệnh lý về thần kinh.

– Đồng thời nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm duy trì những hoạt động bình thường của cơ thể. Nhớ thực hiện chế độ ăn ít đường để phòng tránh bệnh tiểu đường nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các nguyên nhân gây ra một số bệnh lý thần kinh.

– Chất lượng giấc ngủ cũng là yếu tố khá quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày nhằm để cho hệ thống thần  kinh được nghỉ ngơi, tránh suy nhược và mắc bệnh.

– Vận động thường xuyên bằng tập thể dục, đi bộ… mỗi ngày để máu lưu thông, tránh tắc nghẽn và tránh được nguy cơ.

Như vậy thông tin được Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về khoa nội thần kinh đã phần nào giải đáp được các thắc mắc ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với các y bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có được hướng dẫn phù hợp nhất.