Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành Công nghệ sinh học ra làm gì? Nên học công nghệ sinh học ở đâu?

Cập nhật: 25/12/2019 16:47 | Nhâm PT

Ngành Công nghệ sinh học ra làm gì? Nên học công nghệ sinh học ở đâu là những thắc mắc chung của nhiều sinh viên trước ngưỡng cửa lựa chọn.

Ngành Công nghệ sinh học ra làm gì? Nên học công nghệ sinh học ở đâu?

Ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thông tin đến các em chi tiết nhất để các em dễ dàng lựa chọn ngành học cho mình.

Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành chuyên về các nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống cùng với các quy trình và các thiết bị kỹ thuật sẽ cho ra các sản phẩm được sản xuất ở quy mô công nghiệp sản phẩm đó phục vụ cho lợi ích của con người và có tính bảo vệ môi trường. Các sản phẩm đến từ ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng phổ biến ở trong đời sống như: điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; các sản phẩm của sản xuất thuốc, thức ăn, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giải quyết các vấn đề môi trường, xét nghiệm trong y khoa, cụ thể ứng dụng công nghệ di truyền…

 Ngành Công nghệ sinh học đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh

Ngành Công nghệ sinh học đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh

Ngành Công nghệ sinh học bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau như Công nghệ sinh học ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường, Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp.

Ngành Công nghệ sinh học ngoài những khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, công nghệ và kỹ thuật thì các chuyên ngành này còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu về sinh học phân tử, sinh học thực nghiệm, sinh học công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm, những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng. Các bạn sinh viên sẽ , phân tích số liệu thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp các phương pháp thí nghiệm hiện đại của ngành công nghệ sinh học.

Ngành Công nghệ sinh học học những gì?

Sinh viên học ngành công nghệ sinh học sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản như: Kiến thức cơ bản ngành công nghệ sinh học truyền thống các thực phẩm dân dã: như tương, chao, nước mắm.

Ngành Công nghệ sinh học có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, mì chính, vitamin, enzym sử dụng lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn.

Ngành công nghệ sinh học hiện đại: bao gồm công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ enzym và protein, CNSH y dược, tin - sinh học.

Lương trung bình ngành công nghệ sinh học  hiện nay ở mức khá hấp dẫn, với những người có kinh nghiệm mức lương có thể trên 15 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn tùy năng lực.

Điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học trong những năm gần đây ở một số trường có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Ngành công nghệ sinh học ra làm gì?

Tiềm năng ngành công nghệ sinh học chúng ta có thể nhìn thấy có sự phát triển rộng rãi trong tương lai, có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Ngành công nghệ sinh học đang ngày càng tỏ ra thực sự có vai trò quan trọng và tập trung đầu tư lớn cho những nghiên cứu và kế hoạch có tính ứng dụng.

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học hiện nay còn rất nhiều, kéo theo có rất nhiều cơ hội dành cho các bạn sinh viên, kỹ sư sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học ở cả trong và ngoài nước.

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như:

  • Ở các lĩnh vực y dược: chế biến thuốc, vaccine, chuẩn đoán bệnh, chuẩn đoán bệnh bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào gốc, liệu pháp gen, thụ tinh trong ống nghiệm…
  • Ở các lĩnh vực môi trường: xử lí chất thải, xử lí môi trường, bảo vệ môi sinh
  • Nông nghiệp: tạo các chế phẩm vi sinh làm thuốc thú y, chuyển gen để sản xuất giống cây trồng mới, lai tạo, thủy sản và phân bón
  • Công nghiệp: thuốc, chế biến, lên men công nghiệp, vật liệu sinh học
  • Tin – sinh học (công nghệ protein…)
  • Thực phẩm: các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm
  • Kỹ sư ngành công nghệ sinh học sẽ làm việc tại các cơ quan có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các ban bộ ngành, địa phương, thực hiện nhiều công việc liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển, quản lí chất lượng, kiểm nghiệm, các công việc nghiên cứu và phát triển, phụ trách kĩ thuật ở doanh nghiệp trong lĩnh vực sinh học, chế biến thực phẩm, môi trường, nông, lâm, thủy sản, y - dược,.
  • Quản lí, các sản phẩm công nghệ sinh học tại các đơn vị trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y - dược.
  • Những sinh viên có đam mê nghiên cứu và tìm hiểu về ngành học có thể học tiếp lên trình độ sau đại học, tỷ lệ ra trường có việc làm đạt mức 80% trở lên.

Ngành Công nghệ sinh học học ở trường nào?

ĐH Công nghệ thực phẩm TP HCM

ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP HCM

ĐH Nông lâm TP HCM

ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH)

ĐH Cần Thơ

ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Với những thông tin trên về ngành Công nghệ sinh học, hy vọng đã giúp giải đáp những thắc mắc của các em học sinh về ngành Công nghệ sinh học ra làm gì, mức lương ra sao. Nếu còn thắc mắc thêm về ngành học này các em có thẻ liên hệ trực tiếp với các trường đại học đang đào tạo ngành học này để được hỗ trợ và tư vấn cu thể.