Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành Kỹ thuật hạt nhân là gì? Học vật lý hạt nhân ra làm gì?

Cập nhật: 20/01/2020 09:57 | Nhâm PT

Ngành Kỹ thuật hạt nhân là ngành trọng điểm, có tiềm năng phát triển trong tương lai, ngành này dựa trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại là một giải pháp bền vững cho sự phát triển nguồn năng lượng quốc gia.

Ngành Kỹ thuật hạt nhân là gì? Học vật lý hạt nhân ra làm gì?

Ngành Kỹ thuật hạt nhân là gì?

Ngành Kỹ thuật hạt nhân là ngành tiềm năng trong tương lai, là ngành khoa học công nghệ cao nhằm khai thác cho mục đích năng lượng trên cơ sở máy móc thiết bị quy trình hiện đại nhưng hiện nay cả nước mới chỉ có một số trường đại học đào tạo Ngành Kỹ thuật hạt nhân.

Kỹ thuật hạt nhân là ngành khoa học công nghệ cao có vai trò quan trọng trong sự phát triển nguồn năng lượng quốc gia. Công nghệ năng lượng hạt nhân được sử dụng cho đời sống như áp dụng trong môi trường, trong y tế. Với nhu cầu năng lượng ngày một tăng, các nước trên thế giới đều hướng đến máy móc thiết bị quy trình hiện đại. Ở Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa hiện đại hóa nên ngoài việc khai thác cho mục đích năng lượng thì kỹ thuật hạt nhân là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững hướng đến sử dụng cho đời sống nguồn năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân. Vì vậy nhà nước ta cũng đang từng bước mở rộng các hệ thống kỹ thuật hạt nhân nhằm phục vụ trong công nghiệp và sản xuất các nước trên thế giới.

Kỹ thuật hạt nhân là ngành có tiềm năng trong tương lai

Kỹ thuật hạt nhân là ngành có tiềm năng trong tương lai

Ngành kỹ thuật hạt nhân hiện tại ở Việt Nam các đơn vị khai thác năng lượng hạt nhân số lượng khá ít vì thiết bị giá thành cao. Ngành kỹ thuật hạt nhân đòi hỏi thiết bị giảng dạy kỹ thuật chương trình đào tạo bài bản nên chỉ mới có một số trường đào tạo được ngành này.

Việc đào tạo Ngành kỹ thuật hạt nhân hiện tại ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển mở rộng trong các năm tới. Là một ngành khoa học liên quan nhiều đến toán học, hóa học, vật lý vì vậy đòi hỏi người học cần có tố chất riêng biệt để có thể theo học.

Ngành kỹ thuật hạt nhân trong đó có vật lý hạt nhân là một chuyên ngành tập trung nhiều hơn về khoa học hạt nhân, là ngành đào tạo chuyên sâu về vật lý học, trang bị các kiến thức kỹ thuật hạt nhân ứng dụng, công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, sinh học, ứng dụng y học, công nghiệp, điện hạt nhân, vật lý y khoa, các chuyên ngành kỹ thuật hạt nhân, năng lượng hạt nhân

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật hạt nhân

- Ngành Kỹ thuật hạt nhân tại một số trường hiện nay xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)

A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân

Sinh viên có thể tham khảo về khung chương trình đào tạo các môn học chuyên ngành của kỹ thuật hạt nhân như bảng dưới đây:

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương

1

Những NLCB của CN Mác-Lênin I

2

Những NLCB của CN Mác-Lênin II

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối CM của Đảng CSVN

5

Pháp luật đại cương

Giáo dục thể chất

6

Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)

7

Bơi lội (bắt buộc)

 

Tự chọn trong danh mục

8

Tự chọn thể dục 1

9

Tự chọn thể dục 2

10

Tự chọn thể dục 3

Giáo dục Quốc phòng - An ninh (165 tiết)

11

Đường lối quân sự của Đảng

12

Công tác quốc phòng, an ninh

13

QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)

Tiếng Anh

14

Tiếng Anh I

15

Tiếng Anh II

Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản

16

Giải tích I

17

Giải tích II

18

Giải tích III

19

Đại số

20

Xác suất thống kê

21

Vật lý đại cương I

22

Vật lý đại cương II

23

Tin học đại cương

24

Vật lý đại cương III

25

Đồ họa kỹ thuật cơ bản

Cơ sở và cốt lõi ngành

26

Nhập môn ngành KTHN

27

Toán cho kỹ thuật hạt nhân

28

Cơ học lượng tử

29

Vật lý hạt nhân

30

Tương tác bức xạ với vật chất

31

Phương pháp Monte Carlo trong kỹ thuật hạt nhân

32

Đầu dò bức xạ

33

Đo đạc thực nghiệm hạt nhân

34

PP tính toán số và lập trình ứng dụng

35

Liều lượng học và an toàn bức xạ

36

Che chắn bức xạ

37

Cơ sở máy gia tốc

38

Kỹ thuật phân tích hạt nhân

39

Kỹ thuật điện tử

40

Điện tử số hạt nhân

41

Thiết bị hạt nhân

42

Thực tập cơ sở

43

Thực tập kỹ thuật hạt nhân

Kiến thức bổ trợ

44

Quản trị học đại cương

45

Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

46

Tâm lý học ứng dụng

47

Kỹ năng mềm

48

Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật

49

Thiết kế mỹ thuật công nghiệp

50

Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
Mô đun 1: Kỹ thuật hạt nhân ứng dụng trong công nghiệp

51

Truyền nhiệt và nhiệt động học kỹ thuật

52

Vật lý lò phản ứng hạt nhân

53

Thủy nhiệt hạt nhân

54

Cơ sở ứng dụng bức xạ

55

Kiểm tra không phá mẫu NDT

56

Cơ sở vật lý môi trường

Mô đun 2: Vật lý y học

57

Giải phẫu học sinh lý đại cương

58

Sinh học bức xạ

59

Vật lý hình ảnh y học

60

Điện quang y tế đại cương

61

Xạ trị ung thư đại cương

62

Y học hạt nhân đại cương
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân

63

Thực tập kỹ thuật

64

Đồ án tốt nghiệp cử nhân

Khối kiến thức kỹ sư

 

Tự chọn kỹ sư

 

Thực tập kỹ sư

 

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Cơ hội nghề nghiệp việc làm của ngành kỹ thuật hạt nhân

 Ngành kỹ thuật hạt nhân hiện tại chưa có nhiều trường đào tạo nên số lượng người tốt nghiệp kỹ thuật hạt nhân rất hạn chế vì thế có nhiều cơ hội công việc tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hạt nhân chủ yếu đào tạo các nội dung ứng dụng hạt nhân ở các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, nghiên cứu vật liệu, xử lý chất thải, phản ứng hạt nhân, lò phản ứng, điện hạt nhân. Trong chương trình học ngành kỹ thuật hạt nhân cũng có đào tạo các lĩnh vực kiến thức như kỹ thuật xạ trị, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học hạt nhân, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang trong lĩnh vực y tế.  

Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật hạt nhân khá rộng mở nhưng tuyển gắt gao

Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật hạt nhân khá rộng mở nhưng tuyển gắt gao

Người tốt nghiệp ngành kỹ thuật hạt nhân có khả năng sử dụng các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật hạt nhân trong nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân, cơ quan nhà nước, bệnh viện, có thể làm việc trong các viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, có khả năng giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ có ngành năng lượng hạt nhân.

Ngành kỹ thuật hạt nhân có một số đơn vị tuyển dụng như Sở khoa học & công nghệ, các Viện nghiên cứu khoa học, Nhà máy điện hạt nhân; Bệnh viện, Lò phản ứng hạt nhân; Sở tài nguyên và môi trường; Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân; Viện Năng lượng, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, các công ty nhà nước hoặc tư nhân trong ngành Năng lượng hạt nhân,

Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực sẽ làm việc ở các lĩnh vực khác nhau như ngành năng lượng hạt nhân, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, có thể tiếp tục học lên cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ phục vụ nhu cầu lĩnh vực hoạt động hạt nhân trong tương lai của đất nước.

Theo thống kê cả nước hiện nay mới chỉ có khoảng vài trăm cán bộ về khoa học và công nghệ hạt nhân. Việt Nam dự kiến vận hành vào năm 2020 sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận.

Về mức lương của ngành kỹ thuật hạt nhân hiện tại chưa có quy định cụ thể

Học vật lý hạt nhân ra làm gì?

Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật hạt nhân và vật lý hạt nhân khi ra trường sẽ làm công việc nghiên cứu nhiều hơn tại các phòng thí nghiệm và các doanh nghiệp có tổ chức nghiên cứu hay giảng dạy. Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tuy nhiên không phải cứ học vật lý hạt nhân sẽ làm trong nhà máy hạt nhân. Các kỹ sư tương lai có thể làm trong nhiều ngành nghề khác có liên quan đến kiến thức chuyên môn mà mình đã học, nếu có khả năng nghiên cứu độc lập thì có thể tổ chức nghiên cứu theo nhóm, giải quyết được các vấn đề về kỹ thuật hạt nhân, các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong sinh học và năng lượng hạt nhân, y học, công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng cũng như nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật hạt nhân hiện đại vào cho khoa học và đời sống hiện đại. Chuyên ngành của ngành vật lý hạt nhân có trang bị những kiến thức về thiên văn.

Một số trường đại học đào tạo ngành Công nghệ hạt nhân

Hiện nay do công việc này chưa phổ biến nên chỉ có một số trường đại học đào tạo ngành Công nghệ hạt nhân như: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Điện lực. Học phí ngành kỹ thuật hạt nhân còn tùy thuộc vào mỗi trường đại học khác nhau vì có chương trình đào tạo khác nhau.

Trong mỗi khóa đào tạo nhà trường có số lượng tuyển khoảng 30 - 40 chỉ tiêu, sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu có thành tích học tập tốt sẽ được ở lại làm giảng viên và tham gia vào các công việc nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia bệnh viện K và bệnh viện Bạch Mai, Viện Năng lượng. Sinh viên ngành công nghệ hạt nhân được đào tạo bởi các chương trình cơ bản về Công nghệ và Vật lý hạt nhân, có sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và khoa học hạt nhân cơ bản, hiện đại. Sinh viên được tham quan và thực tập thực tế ở các cơ sở của công nghệ và vật lý hạt nhân trong nước và các cơ sở hạt nhân trên thế giới.

Theo Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp