Lo lắng chất lượng dạy và học khi Ngoại ngữ là môn tự chọn
Kể từ trước và sau khi Bộ GD&ĐT chốt phương án của kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có nhiều những ý kiến băn khoăn về môn thi Ngoại ngữ sẽ trở thành môn tự chọn gây ra ảnh hưởng đến chất lượng việc dạy và học, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng mở rộng hợp tác quốc tế.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội: Phương án của kỳ thi tốt nghiệp THPT cần có yếu tố hội nhập quốc tế nhưng khi Ngoại ngữ trở thành môn thi tự chọn thí sinh sẽ không học. Ở những thành phố lớn việc học Ngoại ngữ nhận được khá nhiều sự quan tâm bởi vậy trình độ của học sinh cũng được nâng cao đáng kể. Mặc dù vậy theo thống kê bài thi tốt nghiệp THPT có đến gần nửa triệu bài thi môn Ngoại ngữ ở mức điểm dưới trung bình. Theo đó nếu không có động lực để thúc đẩy việc học Ngoại ngữ trong thời gian tới tại các trường THPT thì thế hệ trẻ của Việt Nam dễ rơi vào tình trạng tụt hậu so với các nước trong từng khu vực.
GS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết trên cơ sở phân tích Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc thù các môn học, tình hình thực tiễn… từ đó Bộ GD&ĐT đã cân nhắc và lựa chọn môn thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 phù hợp.
Đồng thời Bộ GD&ĐT cũng xác định Ngoại ngữ là môn học quan trọng và có tính bắt buộc ở các bậc học. Minh chứng cho điều đó từ bậc Tiểu học, THCS, THPT Ngoại ngữ đều là môn học bắt buộc từ học sinh lớp 3 cho đến năm học lớp 12. Chưa hết ở bậc Cao đẳng, Đại học môn Ngoại ngữ cũng là môn duy nhất bắt buộc về chuẩn đầu ra.
Có thể thấy rằng dù không bắt buộc thi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhưng môn Ngoại ngữ đều được đánh giá bằng điểm số trong quá trình dạy học. Trong quá trình học tập kết quả môn Ngoại ngữ ở các bậc học đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cách tốt nhất để nâng cao chất lượng học Ngoại ngữ, Cục trưởng Huỳnh Văn Chương đưa ra ý kiến cần cải thiện cơ sở vật chất, đồng thời đầu tư cho người giảng dạy và học tập. Dù là môn thi bắt buộc hay không bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đều cần được tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, con người để nâng cao chất lượng học, với môn Ngoại ngữ cũng vậy.
Theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng: Từ năm 2025 các thí sinh theo học chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ bắt đầu thi tốt nghiệp, việc giảm môn thi bắt buộc gia tăng môn thi tự chọn đang thể hiện lộ trình từng bước chuyền nền Giáo dục nặng về học để thi chuyển sang nền Giáo dục thực học, thực nghề, thực nghiệm, học để làm.
Một số lãnh đạo Bộ GD&ĐT đưa ra nhận định rằng môn học không được chọn là môn thi bắt buộc sẽ giảm đi tính quan trọng của các môn học, trong đó có bao gồm cả môn Ngoại ngữ. Trong 9 môn học để thi thí sinh sẽ lựa chọn 2 trong số đó như vậy có 36 cách thức lựa chọn khác nhau giúp thí sinh phát huy đúng năng lực, sở trường đúng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đồng thời tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn các môn thi phù hợp với ngành nghề, điều kiện gia đình của gia đình.
Có ý kiến cho rằng Tiếng Anh nói riêng và Ngoại ngữ nói chung có vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên những ai thực sự cần dùng đến sẽ tiếp tục học chuyên sâu. Thực tế hiện nay thời buổi hội nhập đều cần dùng đến Ngoại ngữ trong suốt quá trình học và làm việc.
Cho đến hiện nay Ngoại ngữ vẫn tiếp tục được duy trì dạy như bình thường nhưng có lựa chọn môn này để thi tốt nghiệp hay không sẽ còn phụ thuộc vào định hướng ngành nghề của mỗi thí sinh. Với tầm quan trọng hóa môn Tiếng anh và cào bằng tất cả khiến ai cũng đi học để lấy chứng chỉ IELTS như hiện nay, tuy nhiên không phải ai sau khi sở hữu chứng chỉ cũng sẽ giao tiếp tốt tiếng anh.
Hy vọng những thông tin được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Có đáng lo khi Ngoại ngữ không còn là môn thi tốt nghiệp?. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục hữu ích khác.