Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành Răng - Hàm - Mặt thi khối gì? Mã ngành như thế nào?

Cập nhật: 12/05/2020 09:46 | Trần Thị Mai

Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại thì nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng phát triển hơn. Chính vì lý do này mà ngành Răng – Hàm – Mặt ngày càng phát triển hơn và có nhiều tiềm năng. Vậy ngành Răng – Hàm – Mặt thi khối gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết nhé!

Ngành Răng - Hàm - Mặt thi khối gì? Mã ngành như thế nào?

Răng – Hàm – Mặt là ngành học chuyên môn về các bệnh răng miệng. Khi học ngành này bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về việc chẩn đoán, nghiên cứu, điều trị và phòng ngừa các bệnh trong khoang miệng và các bệnh khác về cấu  trúc của răng.

Ngành Răng – Hàm – Mặt thi khối gì?

Thông  thường ngành Răng – Hàm – Mặt sẽ thi khối A (Toán, Lý, Hóa) hoặc khối B (Toán, Hóa, Sinh). Bên cạnh đó các bạn thí sinh hãy hết sức lưu ý điểm chuẩn vào trường. Nên tìm hiểu về điểm chuẩn trường của cả những năm về trước để lựa chọn được ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân.

Ngoài tổ hợp B( Toán, Hóa, Sinh) và A( Toán, Lý, Hóa), nhiều trường xét tuyển ngành Nha khoa theo khối D( Toán, Văn, Anh). Ngoài ra cũng có một số trường Trung cấp và Cao đẳng xét tuyển học bạ THPT.

- Mã ngành: 7720501

- Ngành Răng - Hàm - Mặt thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Phương thức xét tuyển của các trường

Ngành Răng - Hàm - Mặt cũng có phương thức xét tuyển tương tự như các chuyên ngành Y Dược khác. Để tìm hiểu và nắm rõ phương thức  xét tuyển của từng trường thì nên truy cập website hoặc gọi điện đến số hotline của nhà trường để được tư vấn chi tiết nhất.

Xét tuyển tuyển thẳng

Đối tượng được tuyển thẳng vào đại học được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28/2/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là những trường hợp đặc biệt.

Trong các trường hợp này những đối tượng thuộc diện điểm a và b khi đã tốt nghiệp vào các trường trung học được tuyển thẳng vào tất cả  các ngành trong môi trường đại học. Hoặc cũng có thể đó là những đối tượng tham gia kì thi Olympic quốc tế các môn Hóa, Sinh.. Ngoài ra sẽ cần căn cứ vào giải thưởng nhận được mà có điểm ưu tiên tuyển khác nhau.

Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT 2019

Có thể nói rằng phương thức xét tuyển này dựa vào tổng điểm của 3 môn cộng các điểm ưu tiên đối tượng, điểm khu vực. Khi đó danh sách sẽ được lấy từ trên cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu mà nhà trường đặt ra. Trên thực tế hiện nay phương thức này đang áp dụng cho hầu hết tất cả các ngành đào tạo..

Ngoài ra có một số trường yêu cầu mức sơ tuyển và xét tuyển rất khắt khe.

  • Đối với chuyên ngành Răng-Hàm-Mặt… thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kì thi THPT phải được 8 trở lên. Thêm vào đó, để được sơ tuyển vào các chuyên ngành, học bạ lớp 12 phải đạt học lực giỏi.
  • Đối với chuyên ngành Kỹ thuật phục hình răng… thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kì thi THPT tối thiểu phải 6.5 trở lên. Xét tuyển học bạ lớp 12 tổi thiểu phải đạt lực học khá trở nên.
rang-ham-mat-thi-khoi-gi
Ngành Răng – Hàm – Mặt – Ngành học khó nhưng nhiều triển vọng

>> Tìm hiểu thêm Ngành Răng - Hàm - Mặt học trường nào?

Cơ hội nghề nghiệp khi theo học chuyên ngành Răng - Hàm -Mặt

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại thì càng ngày mọi người quan tâm nhiều hơn đến vẻ đẹp của bản thân. Bên cạnh làn da, mái tóc, quần áo thì răng miệng cũng là yếu tố được nhiều người quan  tâm đến nhằm hoàn thiện hơn vẻ đẹp của mình.  Nhu cầu về chỉnh hình răng và dịch vụ vệ sinh răng miệng đang tăng lên đột biến, trong khi những người yếu thích và đủ khả năng theo học ngành này lại chưa nhiều.

Do đó mà chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt sẽ mang đến cơ hội việc làm cao hơn so với các ngành nghề khác. Sau khi tốt nghiệp thì các bạn trẻ với học lực khá giỏi có thể ở lại trường để giảng dạy hoặc cũng có thể xin làm việc tại phòng khám có chuyên khoa Răng - Hàm -Mặt cho mình để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Sau này có tiềm lực, bạn có thể tự mình xin cấp phép mở phòng khám nha khoa riêng, tự mình làm chủ.

Bác sỹ Răng - Hàm -Mặt là người đóng vai trò chính trong công tác khám, chẩn đoán, điều trị... cho bệnh nhân và khách hàng có nhu cầu. Bên cạnh đó, sẽ có sự hỗ trợ của nhóm trợ lý nha khoa (tương tự vai trò của y tá trong bệnh viện).

Tùy vào các chuyên ngành em học sẽ có những cách thức tuyển sinh khác nhau. Do vậy các em nên tìm hiểu ngành Răng-  Hàm - Mặt thi khối nào? cách thức tuyển sinh của trường đó ra sao để có những nguyện vọng hồ sơ phù hợp nhất. Chắc hẳn Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh đã chia sẻ đến em các thông tin hữu ích ở trên.

Chúc các em thành công!