Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cơ hội nghề nghiệp việc làm của ngành công nghệ thực phẩm ra sao?

Cập nhật: 01/02/2020 15:52 | Nhâm PT

Ngành công nghệ thực phẩm những năm gần đây được đánh giá là ngành mang lại cơ hội việc làm cao và được nhiều người quan tâm tới. Trước khi bước vào nghề hầu hết ai cũng có những thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp việc làm của ngành công nghệ thực phẩm cũng như ngành công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu, ngành công nghệ thực phẩm có phù hợp với nữ hay không…

Cơ hội nghề nghiệp việc làm của ngành công nghệ thực phẩm ra sao?

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành gì?

Công nghệ thực phẩm là một trong 4 ngành thuộc khối ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Công nghệ thực phẩm chuyên về lĩnh vực chế biến nông sản và công nghệ bảo quản, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm trong quá trình chế biến; vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản…

Chủ trương phát triển ngành công nghệ thực phẩm giai đoạn 2015-2020 là rất lớn nên nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này hiện nay đang thiếu hụt nhiều, sinh viên chất lượng tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm ra trường chưa nhiều nên vẫn cung không đủ cầu.

Tại TPHCM xác định có 4 ngành công nghiệp trọng yếu là Công nghiệp hóa chất, Cơ khí chế tạo, điện tử và chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp rượu bia, chế biến thực vật, chế biến bánh kẹo, công nghiệp chế biến thịt. Tầm nhìn 2025 sẽ tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Chúng ta đều biết thực phẩm là một lĩnh vực rất phong phú và không thể thiếu đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Ngành công nghệ thực phẩm chịu trách nhiệm bảo quản đồ ăn, đồ uống, đảm bảo quy trình làm ra sản phẩm. Nền kinh tế của Việt Nam hiện tại đang hướng tới kinh tế hội nhập thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào kinh tế Việt Nam, mở rộng ngành công nghệ thực phẩm vì vậy mà lĩnh vực thực phẩm ngày càng được chú trọng hơn nữa và từng bước vươn lên đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người.

Người theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành về phân tích vi sinh thực phẩm, công nghệ chế biến sữa, công nghệ chế biến thịt, phân tích thực phẩm, công nghệ chế biến lương thực, học kiến thức chuyên ngành công nghệ sản xuất bia, nước giải khát…

Ngành công nghệ thực phẩm thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên

Ngành công nghệ thực phẩm thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên

Ngành công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu?

Ngành công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu là thắc mắc của không ít người đang quan tâm tới ngành nghề này. Có thể thấy ngành công nghệ thực phẩm đang ngày càng chiếm một vai trò quan trọng với cuộc sống của con người hàng ngày khi nhu cầu ăn uống của con người đang gia tăng mạnh. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chế biến ngày càng lớn, với dân số hơn 90 triệu người tại Việt Nam cần rất nhiều nguồn thực phẩm phong phú cả về mẫu mã và chất lượng, nhất là sản phẩm sạch.

Khi đã có cho mình những kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt thì bạn sẽ nhận được một mức lương hoàn toàn xứng đáng với năng lực của mình. Với những sinh viên mới ra trường mức thu nhập sẽ từ 6 triệu -8 triệu trở lên. Những người có nhiều năm kinh nghiệm sẽ nhận được mức thu nhập hấp dẫn hơn tùy vào vị trí.

Ngành công nghệ thực phẩm có phù hợp với nữ hay không?

Ngành công nghệ thực phẩm hoàn toàn phù hợp với nữ giới vì tính chất công việc không quá phức tạp và nặng nhọc. Sau khi tốt nghiệp, nữ giới có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, sản xuất, bảo quản, kinh doanh lương thực thực phẩm, có khả năng làm việc tại các đơn vị quản lí nhà nước trong lĩnh vực thực phẩm. Kĩ sư ngành công nghệ thực phẩm sẽ làm việc tại các đơn vị như các trung tâm phân tích, nghiên cứu kinh doanh thực phẩm, làm cán bộ giảng dạy trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, trong các viện, trường trung cấp, cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Các công ty lĩnh bảo quản, sản xuất, chế biến ngành công nghệ thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu, phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Bộ Công thương, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng
  • Nhân viên kiểm định chất lượng
  • Làm việc tại các bộ phận liên quan đến kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng
  • Trung tâm y tế và y tế dự phòng
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Nhân viên phòng thí nghiệm
  • Kỹ thuật viên sản xuất
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Nhân viên vận hành máy
  • Giám sát viên sản xuất
  • Trình dược viên
  • Kỹ sư sản xuất
  • Các trung tâm đánh giá chất lượng sản phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm học gì?

Ngành công nghệ thực phẩm sẽ bảo đảm cho sinh viên các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hóa học, phương pháp chế biến, quy trình phân tích, hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến, đánh giá chất lượng thực phẩm, học chuyên sâu về công nghệ bảo quản, chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, công nghệ chế biến nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.

Sinh viên trong một giờ thí nghiệm ngành công nghệ thực phẩm

Sinh viên trong một giờ thí nghiệm ngành công nghệ thực phẩm

Ngoài khối kiến thức chuyên môn được học ra thì sinh viên sẽ thường xuyên được làm quen với các công việc phân tích thực phẩm, các quy trình công nghệ chế biến và sản xuất, bảo quản thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến. Học ngành này sinh viên sẽ được thực hành thường xuyên trong phòng thí nghiệm và học cách phân tích, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn, tiến hành các quy trình chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.

Một số môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành công nghiệp thực phẩm đó là:

- An toàn thực phẩm

- Quản lý chất lượng

- Vi sinh học thực phẩm

- Dinh dưỡng

- Phân tích thực phẩm

- Công nghệ sinh học thực phẩm

- Công nghệ chế biến

- Phát triển sản phẩm

- Hóa sinh học thực phẩm

Khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm trong bảng dưới đây.

 

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1

Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)

2

Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)

3

Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)

4

Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)

5

Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)

6

Anh văn căn bản 1 (*)

7

Anh văn căn bản 2 (*)

8

Anh văn căn bản 3 (*)

9

Anh văn tăng cường 1 (*)

10

Anh văn tăng cường 2 (*)

11

Anh văn tăng cường 3 (*)

12

Pháp văn căn bản 1 (*)

13

Pháp văn căn bản 2 (*)

14

Pháp văn căn bản 3 (*)

15

Pháp văn tăng cường 1 (*)

16

Pháp văn tăng cường 2 (*)

17

Pháp văn tăng cường 3 (*)

18

Tin học căn bản (*)

19

TT. Tin học căn bản (*)

20

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

21

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

22

Tư tưởng Hồ Chí Minh

23

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

24

Pháp luật đại cương

25

Logic học đại cương

26

Cơ sở văn hóa Việt Nam

27

Tiếng Việt thực hành

28

Văn bản và lưu trữ học đại cương

29

Xã hội học đại cương

30

Kỹ năng mềm

31

Toán cao cấp A

32

Cơ và nhiệt đại cương

33

TT. Cơ và nhiệt đại cương

34

Hóa học đại cương

35

TT. Hóa học đại cương

36

Hóa phân tích đại cương

37

TT. Hóa phân tích đại cương

 

Khối kiến thức cơ sở ngành

38

Sinh hóa B

39

TT. Sinh hóa

40

Vi sinh đại cương - CNTP

41

Hóa lý – CNTP

42

Kỹ thuật điện – CNTP

43

Cơ học lưu chất và vật liệu rời

44

Truyền nhiệt trong chế biến thực phẩm

45

Truyền khối trong chế biến thực phẩm

46

Tổng kê vật chất và năng lượng

47

TT. Kỹ thuật thực phẩm (PTN)

48

TT. Kỹ thuật thực phẩm (nhà máy)

49

Thống kê phép thí nghiệm - CNTP

50

Nhiệt kỹ thuật

51

Hình họa và Vẽ kỹ thuật - CNTP

52

Đồ án Kỹ thuật thực phẩm

53

Phương pháp nghiên cứu khoa học - CNTP

54

Máy chế biến thực phẩm

55

Kỹ thuật các quá trình sinh học trong chế biến t.phẩm

56

Anh văn chuyên môn CNTP

57

Pháp văn chuyên môn KH&CN

58

Dụng cụ đo trong công nghiệp thực phẩm

59

An toàn vàô nhiễm trong sản xuất thực phẩm

60

Nước cấp, nước thải kỹ nghệ

61

Tin học ứng dụng – CNTP

62

Vật lý học thực phẩm

63

Phụ gia trong chế biến thực phẩm

64

Bao bì thực phẩm

 

Khối kiến thức chuyên ngành

65

Hóa học thực phẩm

66

Vi sinh thực phẩm

67

Nguyên lý bảo quản và chế biến thực phẩm

68

Đánh giá chất lượng thực phẩm

69

Thực tập Đánh giá chất lượng thực phẩm

70

Quản trị chất lượng sản phẩm

71

Kỹ thuật chế biến nhiệt thực phẩm

72

Kỹ thuật lạnh thực phẩm

73

Kỹ thuật sau thu hoạch rau quả và ngũ cốc

74

Kỹ thuật lên men thực phẩm

75

Thực tập kỹ thuật cơ sở công nghệ thực phẩm

76

Dinh dưỡng người

77

Quản lý chất lượng và luật thực phẩm

78

TT. Công nghệ thực phẩm (nhà máy)

79

TT. Công nghệ thực phẩm (PTN)

80

Công nghệ chế biến đường - Bánh kẹo

81

Công nghệ thực phẩm truyền thống

82

Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sữa

83

Công nghệ chế biến thịt và gia cầm

84

Công nghệ chế biến thủy và hải sản

85

Công nghệ chế biến gạo và sản phẩm từ gạo

86

Công nghệ chế biến dầu - mỡ thực phẩm

87

Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao

88

Đạo đức kỹ sư công nghệ thực phẩm

89

Thực phẩm chức năng

90

Phát triển sản phẩm mới

91

Luận văn tốt nghiệp - CNTP

92

Tiểu luận tốt nghiệp - CNTP

93

Kỹ thuật cơ sở

94

Kỹ thuật chuyên ngành

95

Quản lý và tận dụng phụ phẩm trong sản xuất t.phẩm

96

Môi trường - An ninh lương thực và an toàn t.phẩm

97

Truy xuất nguồn gốc

98

Chuỗi giá trị thực phẩm

Những chuyên ngành đào tạo trong ngành Công nghệ thực phẩm

Khi theo học ngành này sinh viên sẽ có cơ hội được lựa chọn các chuyên ngành đào tạo chuyên môn liên quan đến thực phẩm và công nghệ thực phẩm dưới đây:

- Chuyên ngành An toàn thực phẩm

- Chuyên ngành Phân tích thực phẩm

- Chuyên ngành Dinh dưỡng

- Chuyên ngành Phát triển sản phẩm

- Chuyên ngành Hóa - sinh học thực phẩm

- Chuyên ngành Công nghệ sinh học thực phẩm (CNSHTP)

- Chuyên ngành Quản lý chất lượng

- Chuyên ngành Công nghệ chế biến

- Chuyên ngành Vi sinh học TP (thực phẩm)

Các khối thi vào ngành Công nghệ thực phẩm

Cho tới năm 2019, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn như sau:

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lí, Sinh học

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí

C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học

C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí

C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Ngành Công nghệ thực phẩm nên học trường trường nào?

Hiện tại trên cả nước có một số cơ sở đào tạo uy tín nhóm ngành công nghiệp thực phẩm như:

- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, 90% sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

- Đại học Nông lâm Bắc Giang

- Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

- Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

- Đại học Nông lâm - Đại học Huế

- Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, B00, D07, ngành Công nghệ thực phẩm năm 2018 điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ là 24,75 điểm, còn xét điểm thi THPT quốc gia là 18,75 điểm.

- Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, B00, B08, năm 2018 điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm là 18,75 điểm.

- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

- ĐH Bách Khoa TP HCM tuyển tổ hợp môn A00, D07, B00, điểm chuẩn năm 2018 là 19 điểm.

- ĐH Công nghiệp Hà Nội điểm chuẩn năm 2018 là 17 điểm, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển tổ hợp môn A00, B00, D07.

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam điểm chuẩn năm 2018 là 18,5 điểm, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển tổ hợp môn A00, A01,B00, D01.

Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chế biến của dân số Việt Nam ngày một phong phú, nhu cầu sử dụng các nguồn sản phẩm sạch càng trở nên nâng cao hơn rất nhiều. Vì thế cho nên, ngành công nghệ thực phẩm trở thành nhu cầu thiết yếu, đang vươn lên trình độ phát triển song song với nền công nghiệp nước uống khác. Việt Nam hiện chưa khai thác hết tiềm năng vốn có vì chưa tận dụng được nguồn nhân công lao động có trình độ chuyên môn cao trong ngành thực phẩm. Việt Nam là một đất nước dẫn đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông sản tuy nhiên cần rất nhiều điều kiện để tăng trưởng hơn nữa về thế mạnh của lĩnh vực này.

Hy vọng những thông tin về cơ hội nghề nghiệp việc làm của ngành công nghệ thực phẩm cũng như ngành công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu, ngành công nghệ thực phẩm có phù hợp với nữ hay không và những thông tin liên quan khác của ngành công nghệ thực phẩm trong bài viết đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hơn để lựa chọn ngành nghề phù hợp cho mình trong kỳ thi THPT quốc gia 2020 này.

Theo ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp