Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì? Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp?

Cập nhật: 07/08/2020 12:11 | Trần Thị Mai

Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình phức tạp và vô cùng khó khăn cần thời gian thực hiện lâu dài mới có thể đánh giá, tổng kết để điều chính cho phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng hệ thống giám sát nhằm đánh giá, tham vấn. Hãy cùng tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở bên dưới bài viết nhé!  

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là gì? Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp?

Tái cơ cấu nền nông nghiệp là tập trung triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, góp phần thúc đẩy tăng thu nhập cho người dân làm nông nghiệp.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chung

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản theo xu hướng tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp bên cạnh đó sẽ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhằm mục đích khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai trung du, miền núi, diện tích mặt nước, ao hồ, sông suối... Có sự kết hợp chặt chẽ với nông - lâm - thủy sản hỗ trợ phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái. 

Hiện tại trong nông nghiệp giảm dần việc độc canh lúa và thay thế vào đó là tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp, cây đặc sản, rau quả hoặc chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao.  

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi

Hai ngành chủ yếu của nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể như:

Ngành trồng trọt sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội hoặc nguyên liệu cho ngành công nghiệp, các sản phẩm xuất khẩu, thức ăn cho ngành chăn nuôi. Ở Việt Nam, ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng, nhưng còn chậm.

Ngành chăn nuôi cung cấp ra các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như trứng, thịt, sữa... nhằm mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của xã hội, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp khác như hóa chất, dược liệu...  Trên thực tế thì ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo cho trồng trọt.

Đối với nền kinh tế nông nghiệp truyền thống thì ngành trồng trọt sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn vì sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của mọi người trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong nền kinh tế phát triển hiện đại khi đời sống nhân dân được tăng cao cùng với đó sẽ là nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng thì điều này làm cho tỷ trọng ngành Chăn nuôi đang dần có xu hướng tăng lên. 

tai-co-cau-nganh-nong-nghiep
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là quá trình khó khăn và lâu dài

>> Tham khảo: Các trường đào tạo ngành nông nghiệp để có thể tìm hiểu kỹ hơn về ngành Nông nghiệp

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt

Có thể nói rằng trong ngành trồng trọt thì cơ cấu chủ yếu sẽ là cây lương thực với cây công nghiệp rau quả.

Trong đó lương thực là bộ phận cấu thành chủ yếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người nên có vai trò quan trọng suốt thời gian dài và không thể thay thế được. Mặc dù vậy theo xu hướng chung nhưng  cơ cấu bữa ăn sẽ dần thay đổi theo hướng giảm bớt lương thực.

Cây công nghiệp chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp do đó sự phát triển của ngành này sẽ tạo cơ hội việc làm ngành Kinh tế Nông nghiệp, đặc biệt với các ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp dệt, thực phẩm, hóa chất, dược liệu... Tuy nhiên, để phát triển cây công nghiệp cần chú ý: Yêu cầu về quy trình kỹ thuật, vốn đầu tư ban đầu và thâm canh nhiều hơn so với cây lương thực.

Còn đối với các loại rau, hoa quả cung cấp các loại Vitamin, muối khoáng, đường... cho cơ thể người dùng nên sẽ đặc biệt rất cần thiết cho đời sống con người. Người dùng có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến với các sản phẩm khác nhau. Trên thực tế hiện nay thì xu hướng về rau, hoa, quả, cây cảnh ngày càng tăng lên. Nhưng khi sản xuất những sản phẩm này cần hết sức chú ý áp dụng công nghệ tiên tiến và bố trí gần nơi thuận lợi cho vận chuyển cũng như nơi tiêu thụ.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi

Ở Việt Nam, trâu, bò, lợn, gà, vịt thường được nuôi phổ biến nên có thể nói rằng chăn nuôi gia súc, gia cầm là một hoạt động sản xuất quan trọng trong nông nghiệp. Ngoài ra các vật nuôi khác như ngựa, dê, ngan, ngỗng… tuy còn nhỏ bé nhưng cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm.

Mỗi vùng việc phát triển ngành chăn nuôi sẽ có tốc độ khác nhau vì còn liên quan đến thế mạnh của từng vùng. Cụ thể thời gian qua ở Việt Nam là giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn bò và gia cầm, nhưng sự dịch chuyển này rất chậm. Cơ cấu các loại gia súc , gia cầm có sự chuyển dịch theo hướng tăng các loại vật nuôi có giá trị phục vụ tiêu dùng với chất lượng cao và xuất khẩu. 

Trên đây là thông tin tổng quan về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hy vọng Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ đến bạn đọc nhiều điều hữu ích. Bên cạnh đó nhà trường sẽ thường xuyên cập nhật các tin tức hướng nghiệp khác, bạn đọc hãy ghé trang đón đọc nhé!