Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng Tai - Mũi - Họng

Cập nhật: 25/05/2020 16:56 | Trần Thị Mai

Ngành Tai - Mũi - Họng là gì? Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng Tai - Mũi - Họng như thế nào?.. Thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng Tai - Mũi - Họng

Ngành Tai - Mũi - Họng (có tên gọi tiếng anh là otorhinolaryngology hoặc otolaryngology, otolaryngology, head and neck surgery) là một chuyên khoa mang tính chất đa khoa chuyên về khám chữa bệnh ở các bộ phận tai, mũi, họng. Khoa tai mũi họng giúp điều trị một số bệnh thường thấy như viêm tai, ù tai, thính giác kém, viêm xoang mũi, ung thư, viêm họng hoặc có thể thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình khác.

Khoa này cũng có quan hệ hợp tác chặt chẽ với chuyên khoa khác như Nhi, Hô hấp Dị ứng, Da liễu, phẫu thuật Nha khoa…

Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tai mũi họng

Quy trình kỹ thuật bơm hơi vòi nhĩ

Bơm hơi vòi nhĩ là thủ thuật bơm không khí qua vòi nhĩ để làm thông thoáng vòi nhĩ.

- Kỹ thuật tiến hành

* Kỹ thuật dùng bóng cao su: Cách làm này khá đơn giản và  thích hợp làm với người lớn.

  • Yêu cầu người bệnh ngậm 1 ngụm nước và khi có chỉ định từ bác sĩ thì nuốt vào. 
  • Đặt đầu ống cao su ở bóng Politzer khít vào lỗ mũi bên vòi tai bị tắc, lấy tay bít kín lỗmũi còn lại.
  • Đồng thời vừa bóp mạnh bóng vừa yêu cầu người bệnh nuốt nước vào trong cơ thể.
  • Kiên trì làm như vậy vài lần.

*Kỹ thuật dùng ống thông Itard

  • Sử dụng que bông cong tẩm thuốc tê niêm mạc và tiến hành gây tê ở loa vòi trong khoảng từ 5 - 10 phút. 
  • Tiếp đến đặt đầu cong của ống Itard sát sàn mũi từ từ đẩy ống từ trước ra sau tới sát thành sau họng thì rút lại ống về phía bác sĩ khoảng cách 1,5 cm và cần tiến hành đồng thời quay ống thông 90 độ lên phía trên ra ngoài. Đầu ống lướt qua loa vòi để rơi vào hố miệng vòi.
  • Kiểm tra sau khi bơm hơi vào. 
  • Rút ống Itard theo chiều ngược lại.
  • Trong trường hợp bơm mà không mang lại kết quả thì chuyển tiếp đến thủ thuật nong.

Quy trình kỹ thuật chích rạch màng nhĩ

Chích rạch màng nhĩ là thủ thuật nhằm dẫn lưu dịch hoặc mủ trong hòm nhĩ chảy ra.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Dùng dung dịch sát khuẩn lau sạch tai. 
  • Đặt ống soi để xác định chính xác vị trí màng tai bằng tay trái.
  • Tay phải cầm dao chích nhĩ rạch một đường dài 2-3 mm ở 1/4 sau dưới màng nhĩ dọc theođường rìa, giữa cán búa và khung nhĩ, mũi dao chỉ rạch màng nhĩ không đi sâulàm tổn thương đến thành trong (trong sau) sau hòm nhĩ.
  • Khi rạch xong sẽ thấy có dịch hoặc mủ từ tai chảy ra cần lau hoặc hút sạch. .
  • Tiếp đến đặt 1 miếng gạc nhỏ được gấp nhọn một đầu có tẩm sẵn dung dịch kháng sinh, đặt đầu miếng gạc chạm vào màng nhĩ để dẫn lưu. Rút miếng gạc sau 24 giờ, nếu còn dịch mủ thì đặt tiếp 1 miếng gạc khác để dẫn lưu cho tốt.
chuyen-nganh-tai-mui-hong

Kỹ thuật chích rạch màng nhĩ

Quy trình kỹ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ

Đặt ống thông khí màng nhĩ là thủ thuật đặt ống thông khí để tạo sự cân bằng áp lực bên trongvà bên ngoài hòm tai.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Trước tiên cần khử trùng ống tai và màng nhĩ.
  • Tiến hành chích rạch màng nhĩ ở góc trước dưới. 
  • Hút sạch trong hòm tai qua lỗ thông.
  • Qua lỗ chích rạch thì đặt ống thông khí. 
  • Đặt tente tẩm thuốc sát khuẩn vào ống tai.

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật mũi

Dị vật mũi rất đa dạng:

  • Trẻ em nghịch nhét vào mũi: giấy, nútcao su, nhựa, khuy áo, hạt cườm, đoạn dây nhựa, dây thép, các hạt hữu cơ.
  • Ở người lớn: khi làm thủ thuật bỏ sótnhững mảnh bông, mảnh gạc, trong chiến tranh có thể có mảnh đạn, bom. Trườnghợp bệnh lý có sỏi ở mũi.

- Kỹ thuật tiến hành

* Đối với những dị vật mới và dễ lấy thì có thể lấy móc và kéo từ sau ra trước.

* Đối với những dị vật đã để lâu và khó lấy thì cần thực hiện như:

  • Cần cố định đầu người bệnh cẩn thận. 
  • Tiếp đến hút sạch mũi, mủ và chất xuất tiết ở hốc mũi. 
  • Đặt vào mũi bấc có thấm thuốc co mạch làm cho hốc mũi rộng ra.
  • Tiến hành nhỏ 1 - 2 giọt thuốc tê niêm mạc nhằm làm tê tại chỗ. 
  • Banh mũi, dùng móc luồn ra phía sau của dị vật rồi kéo dị vật từ từ ra ngoài.
  • Có những trường hợp rất khó khăn để lấy được các dị vật ra thì cần phải gây mê và lấy dị vật qua nội soi hoặc kính hiển vi. 

Quy trình kỹ thuật nhét bắc mũi trước

Dùng bấc nhét chèn chặt vào hốc mũi qua cửa mũi trước.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Xác định hốc mũi chảy máu và hút máu đông trong mũi ra.
  • Dùng kẹp khuỷu hoặc nhẹ nhàng nhét bấc tẩm dầu hoặc mỡ vào hốc mũi theo hình đèn xếp từ sau ra trước. Lưu  ý làm võng và nhét chặt ngay từ đầy cho đến khi đầy. Trong trường hợp dùng merocel đẩy merocel dọc sàn mũi từ trước ra sau cho đến mũi sau, sau đó bơm Betadin pha loãng làm trương to miếng merocel. 
  • Đè lưỡi kiểm tra xem còn máu chảy xuống họng không.

Quy trình kỹ thuật nhét bắc mũi sau

Dùng bấc (đã cuộn lại) chèn chặt vào cửamũi sau qua đường miệng.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Xác định hốc mũi chảy máu và hút máu đông ở cả 2 bên hốc mũi nếu có. 
  • Luồn sonde Nelaton từ cửa mũi trước (bênchảy máu) qua hốc mũi xuống họng, kéo qua mồm bằng kìm Kocher.
  • Dùng cuộn bấc đã tẩm dầu hoặc mỡ vào đầu ống sonde, buộc 2 trong số 4 đầu chỉ của cuộn bấc đó. 
  • Kéo ngược ống sonde  trở lại ra cửa mũi trước, dùng đồng thời dùng ngón trỏ phải đẩy cuộn bấc lên vùng họng mũi chèn chặt vào vùng cửa mũi sau.
  • Ở bên mũi chảy máu thì nhét bấc mũi trước. 
  • Buộc hai đầu chỉ vào một nút gạc ở cửa mũi trước để cố định cuộn bấc.
  • Dùng băng dính cố định lại đầu còn lại ở miệng vào má. 
  • Kiểm tra phần cổ họng của bệnh nhân xem còn chảy máu hay không.

Quy trình kỹ thuật cầm máu mũi bằng Merocel

Đây là thủ thuật đặt merocel vào hốc mũi nhằmcầm máu mũi.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Khám lâm sàng, nếu thấy có máu mũi thì hút sạch và nắm bắt được vị trí chảy máu. 
  • Đặt vào hốc mũi merocel.
  • Để làm phồng merocel thì cần bơm vào đó nước muối.
  • Sau đó kiểm tra cửa mũi trước và thành sau của họng nhằm kiểm soát tốt lượng máu chảy ra. 

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

- Kỹ thuật tiến hành

* Dùng kìm Frankael để gắp dị vật ra

  • Tư thế người bệnh ngồi.
  • Dùng thuốc tê tại chỗ để gây tê hạ họng. 
  • Sử dụng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc nội soi để soi tìm dị vật.
  • Kìm Frankael được dùng để gắp dị vật ra.
chuyen-nganh-tai-mui-hong

Kỹ thuật lấy dị vật hạ họng

* Dùng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản cứng để gắp dị vật

  • Tư thế nên để người bệnh nằm ngửa kê gối dưới vai. 
  • Gây tê, tiền mê hoặc gây mê.
  • Bằng ống soi tìm dị vật ở hạ họng và gắp ra.
  • Gắp dị vật bằng kìm gắp dị vật hạ họng.

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai

- Kỹ thuật tiến hành

* Khi dị vật là hạt

+ Đối với những dị vật dễ lấy: Dùng móc tai để lấy ra.

+ Đối với những dị vật khó lấy

  • Đối tượng là trẻ em cần phải tiến hành gây mê toàn thân. 
  • Tìm vị trí của dị vật bằng cách soi tai kỹ. 
  • Lấy nước ấm 37 độ bơm vào thành trên của ống tai ngoài dưới áp lực. Lúc này áp lực nước sẽ đẩy dị vật ra bên ngoài. 
  • Có những trường hợp bơm không ra thì nên dùng dụng cụ để lấy dị vật ra. 
  • Trường hợp dị vật quá to làm cho ống tai sưng nề thì cần phải rạch sau tai và bổ dôi ống tai lấy dị vật ra. 

* Khi dị vật sống

  • Trước tiên cần phải làm chết dị vật mới lấy ra ngoài. 
  • Người bệnh nằm nghiêng, tai có dị vật hướng lên trên, nhỏ vào tai mấy giọt dung dịch chloramphenicol 0,4% hoặc dầu gomenol. Đợi 10 phút cho côn trùng chết đi rồilấy bằng bơm nước hoặc kìm gắp.

Quy trình kỹ thuật chích áp xe quanh Amidan

Chích rạch dẫn lưu mủ khoảng quanh amidan qua đường miệng.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Dùng bơm tiêm và kim to để chọc thăm dò, chọc nơi phồng nhất ở trụ trước và có chiều sâu khoảng 1cm. 
  • Phát hiện trông đó có mủ thì dùng dao nhọn chích 1 đường song song với trụ trước dài khoảng 1cm, sâu 1cm vào ổ mủ. 
  • Dùng kìm Lube - Bacbong banh rộng mép vết rạch, hút sạch mủ.
  • Sử dụng dung dịch NaCl0,9% để bơm rửa ổ áp xe, oxy già 12 đơn vị hoặc dung dịch sát trùng.
chuyen-nganh-tai-mui-hong
Kỹ thuật chích áp xe thành họng sẽ giúp dẫn ổ mủ thành sau họng

Quy trình kỹ thuật chích áp xe thành sau họng

Chích áp xe thành sau họng là chích rạch dẫn lưu ổ mủ thành sau họng, khoảng 1 của Henle. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi do nguyên nhân viêm nhiễm hạch Gilet.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Dùng tay trái đè lưỡi xuống nhẹ nhàng và bộc lộ thành sau họng.
  • Sử dụng bơm tiêm để chọc dò vào nơi phồng nhất với độ sâu khoảng 5mm. Hút bớt mủ ra để cho áp xe xẹp lại giúp người bệnh dễ thở hơn. 
  • Dùng dao nhọn chích theo chỗ chọc dò theo chiều trên dưới dài 5 mm.
  • Hút sạch mủ.

Quy trình kỹ thuật phương pháp Proetz

- Kỹ thuật tiến hành

  • Đặt thuốcco mạch vào hai hốc mũi để làm thông mũi.
  • Tư thế: ngườibệnh nằm đầu ngửa tối đa.
  • Cách làm:dùng máy hút đầu ống hút có lắp ampu vừa khít lỗ mũi. Bịt chặt hốc mũi một bên,bảo người bệnh kêu kê kê để buồm hàm đậy kín đường
  • xuống họng,bơm dung dịch nước muối đẳng trương và hút mũi để lấy dung dịch rửa và dịchxuất tiết. Sau đó bơm khoảng 1 ml thuốc vào, làm như trên. Kết thúc người bệnhnằm tư thế trên để giữ thuốc khoảng vài phút mới đứng dậy để cho thuốc khôngchảy xuống họng,
  • Làm vài lầnnhư vậy có thể rửa và dẫn lưu xoang.

Quy trình kỹ thuật bẻ cuốn mũi

- Kỹ thuật tiến hành

  • Dùng kéo cong dày, đưa đầu kéo vào sát thành sau họng, bờ cong của kéo ôm lấy lưng cuốn và bờ tự do của cuốn, kéo lùira trước khoảng 1- 2 cm.
  • Nếu người bệnh ngồi thì ôm đầu ngườibệnh tì vào ngực thầy thuốc, nếu người bệnh nằm thì phải cố định đầu (giữ đầu).
  • Bẻ từ từ, từ đuôi cuốn đến đầu cuốn nghenhư tiếng bánh đa vỡ là được.

Quy trình đốt cuốn mũi bằng đông điện

- Kỹ thuật tiến hành

  • Dùng kéo cong dày, đưa đầu kéo vào sátthành sau họng, bờ cong của kéo ôm lấy lưng cuốn và bờ tự do của cuốn, kéo lùira trước khoảng 1- 2 cm.
  • Nếu người bệnh ngồi thì ôm đầu ngườibệnh tì vào ngực thầy thuốc, nếu người bệnh nằm thì phải cố định đầu (giữ đầu).
  • Bẻ từ từ, từ đuôi cuốn đến đầu cuốn nghenhư tiếng bánh đa vỡ là được.

Quy trình kỹ thuật chọc rửa xoang hàm

- Kỹ thuật tiến hành

  • Chọc kim theo hướng vừa lên trên, vừa ra ngoài, vừa ra sau vào ngách mũi cách đầu cuốn dưới 0,5 - 1 cm cách sàn mũi 1 cmgần chân cuốn mũi dưới.
  • Chọc qua vách mũi xoang, khi kim vào xoang cảm giác rơi vào hốc rỗng.
  • Rút nòng trong ra.
  • Hút thử nếu thấy không khí hoặc mủ là đãvào xoang.
  • Bơm rửa xoang bằng nước muối sinh lý.
  • Sau khi rửa sạch, bơm thuốc vào xoang.
  • Rút trôca và đặt bông ép trong 3 phút.
  • Có thể chọc lại sau 1-2 ngày.

Quy trình kỹ thuật đốt họng hạt bằng nhiệt và đông lạng

- Kỹ thuật tiến hành

  • Tư thế thầy thuốc và người bệnh: như ngồi khám Tai Mũi Họng thông thường.
  • Gây tê niêm mạc họng.
  • Đốt họng bằng hạt nhiệt. Để núm điện ở nấc 6 - 8 vôn là đủ (đầu đốt hơi có màu đỏ).
  • Đè lưỡi nhẹ nhàng và đốt từng hạt một dần dần cho hết. Khi thấy ở hạt đốt tạo một lớp giảmạc trắng do cháy lớp niêm mạc phủ trên hạt viêm là được.
  • Tránh đốt sâu quá xuống lớp cơ sẽ tạo sẹo dày, xơ, cứng làm nuốt vướng sau này. Tránh để que đốt nhiệt chạm vào môi, lưỡi, màn hầu làm bỏng niêm mạc.

* Đốt họng hạt bằng đông lạnh.

  • Chọn đầu áp cho phù hợp với đường kính của hạt.
  • Chỉ đốt bề mặt của hạt, không gây tổn thương sâu, không đốt quá nhiều hạt trong một lầnđiều trị.
  • Sau khi đốt xong cần chấm họng bằng các thuốc SMC hoặc Betadin 5%.

Quy trình kỹ thuật soi thanh quản, phế quản lấy dị vật

Soi thanh khí phế quản là đưa ống soi cứnghoặc mềm vào thanh khí và phế quản để thăm khám chẩn đoán và làm các thủ thuật.

- Kỹ thuật tiến hành

  • Có thể gâymê hoặc gây tê.
  • Đưa ống soivào thanh quản.
  • Đưa ống soivào khí quản.
  • Vào phếquản phải hoặc trái, lần lượt tìm các nhánh phế quản thùy.
  • Nếu thấy dị vật dùng kẹp gắp ra (chọn loại kẹp phù hợp với tính chất dị vật).
  • Nếu thấy u dùng kẹp sinh thiết, sinh thiết 1 mảnh u.

Quy trình kỹ thuật soi thực quản lấy dị vật

Soi thực quản là phương pháp khám bằng ốngsoi cứng hoặc mềm đưa vào thực quản để chẩn đoán các bệnh thực quản và làm cácthủ thuật lấy dị vật, nong thực quản, sinh thiết.v.v

- Kỹ thuật tiến hành

  • Gây tê niêm mạc hoặc gây mê nội khí quản.
  • Tìm sụn nắp thanh quản, vén nắp thanhthật đi sau 2 sụn phễu.
  • Đưa ống soi qua miệng thực quản, soithực quản cổ tìm dị vật hoặc đánh giá tổn thương.
  • Soi thực quản ngực tìm dị vật hoặc đánhgiá tổn thương.
  • Vượt qua eo cơ hoành.
  • Rút ống soi ra từ từ, kiểm tra lại.

Hi vọng những thông tin về quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Tai - Mũi - Họng được Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giải đáp được thắc mắc của các bạn đọc. Hãy thường xuyên ghé trang để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!