Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học là gì?

Cập nhật: 04/06/2020 17:58 | Trần Thị Mai

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học thường sẽ được các bạn có sở thích đam mê về kỹ thuật và ngành Hóa học quan tâm rất nhiều. Vậy Ngành Kỹ thuật hóa học là gì? Có nên học ngành Kỹ thuật hóa học hay không?.. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ở trên. Hãy cùng đón đọc và tham khảo nhé!  

Tìm hiểu ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học là gì?

1. Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học

Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học là ngành chuyên nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng tạo ra các sản phẩm hóa học mới với các tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, cùng các công nghệ sản xuất mới…

Ngành này đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống… Các kỹ sư ngành Kỹ thuật hóa học đảm nhiệm vai trò thiết kế, chế tạo, vận hành, đánh giá, điều chỉnh và quản lý các quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công  nghiệp.

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học trong tương lai sẽ rất phát triển, các kỹ  sư Hóa học sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực  khác nhau. Cùng với đó cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về quản lý vận hành và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích, quản lý chất lượng sản phẩm.

Sinh viên khi theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng chuyên sâu về: Kỹ thuật, thí nghiệm hóa hữu cơ CAD, hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý, hóa phân tích, tin học trong hóa học, hóa hữu cơ, hóa học vật liệu, công nghệ điện hóa, hóa học các hợp chất cao phân tử, động học xúc tác, hóa học dầu mỏ, hoặc các phương pháp phân tích công cụ, công nghệ hóa dầu, vật liệu silicat…

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học thì các sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với các công việc thí nghiệm vật lý, thí nghiệm hóa hữu cơ và hóa vô cơ, thí nghiệm hóa lý, thí nghiệm vi sinh, thí nghiệm sản xuất chất tẩy rửa….

nganh-cong-nghe-ky-thuat-hoa-hoc
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học có cơ hội việc làm đa dạng

2. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Để theo đuổi ngành Kỹ thuật Hóa học, các bạn cần có những tố chất và kỹ năng như:

  • Thực chất đam mê với ngành Kỹ thuật hóa học.
  • Bản thân có khả năng hoặc biết về thiết kế, sản xuất, vận hành máy móc.
  • Tư duy sáng tạo. Khả năng sáng tạo của người làm kỹ thuật được vận dụng trong việc tạo ra và phát triển các hệ thống mới, làm sao để mọi thứ đạt được kết quả tốt nhất.
  • Luôn luôn có những ý tưởng mới.
  • Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học đòi hỏi người làm việc phải có tính tỉ mỉ, cần  thận vì nghề này có độ rủi ro cao, nếu xảy ra sai sót sẽ phá hỏng cả dự án.
  • Giao tiếp giỏi: đây là kỹ năng cần có của một nhân viên kỹ thuật giỏi.
  • Khả năng giải quyết vấn đề: Ngoài những phẩm chất, kỹ năng trên, người làm kỹ thuật còn phải rèn luyện cho mình khả năng giải quyết vấn đề. Vì tính chất công việc của dân kỹ thuật là giải quyết vấn đề, mà để giải quyết được vấn đề trước hết đòi hỏi phải có khả năng nhìn nhận ra vấn đề, để từ đó mới đưa ra được giải pháp, đề xuất giải quyết.

3. Các công việc của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

  • Tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí trong các lĩnh vực về quản lý, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, môi trường, thiết kế và tính toán hệ thống nghiên cứu hoặc phát triển sản phẩm, phân tích chất lượng sản phẩm…
  • Làm việc tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm đảm nhiệm công việc là chuyên viên nghiên cứu.
  • Trở thành kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng...
  • Đảm nhiệm chức vụ là Kỹ sư công nghệ hóa dầu: Vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa hữu cơ, hóa dược, công nghệ vật liệu mới.
  • Tự thành lập các công ty kinh doanh về ngành hóa, mỹ phẩm…
  • Trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các viện, trung tâm nghiên cứu có đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học hoặc các ngành liên quan.

Hi vọng, những thông tin do Trường Cao Đẳng Dược chia sẻ ở trên về ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học đã mang đến lời giải đáp cho các thắc mắc ở trên. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về ngành nghề đang có ý định theo đuổi.

Chúc bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân!