Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Mức lương ngành quản trị khách sạn là bao nhiêu?

Cập nhật: 18/10/2018 06:57 | Thu Hương

Với sự phát triển vượt trội của ngành du lịch, nhiều thí sinh muốn theo học ngành quản trị khách sạn. Tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc không biết mức lương cụ thể của ngành này là bao nhiêu?  

Mức lương ngành quản trị khách sạn là bao nhiêu?

Giám đốc bộ phận khách sạn

Đây là vị trí đáng mơ ước của nhiều bạn có đam mê với lĩnh vực khách sạn có tầm ảnh hưởng lớn đến việc duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn của khách sạn mà sẽ có mức lương khác nhau.

Tại các khách sạn có tiêu chuẩn 3-5 sao lương ở vị trí này là 10-18 triệu/ tháng. Những tập đoàn khách sạn nước ngoài, bạn có thể nhận mức lương khoảng 2000 USD/ tháng. Những giám đốc cấp cao như giám đốc Buống, phòng, Tiền sảnh có được hưởng mức lương hấp dẫn 10-18 triệu/ tháng. Bên cạnh đó, bạn còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ: chế độ bảo hiểm y tế, xã hội, du lịch nghỉ dưỡng,…

Trưởng bộ phận khách sạn

Đối với trưởng bộ phận: lễ tân, phòng buồng, bếp,....trung bình hàng tháng sẽ được hưởng mức lương từ 10-15 triệu tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Đây là một vị trí quan trọng trong việc điều hành hoạt động các bộ phận của khách sạn.

Giám sát bộ phận khách sạn

Mức lương của người làm công việc giám sát bộ phận khách sạn sẽ có mức lương trung bình dao động từ 10-12 triệu đồng trên tháng tùy theo kinh nghiệm và quy mô khách sạn. Ngoài mức lương cơ bản thì tất cả những vị trí từ giám sát đến trưởng bộ phận và giám đốc quản trị khách sạn đều có thêm các khoản thu nhập khác như: thưởng doanh số, phụ cấp, thưởng theo năng lực, bảo hiểm, du lịch, nghỉ dưỡng,…

mức lương qtks

Quản trị khách sạn là ngành có nhiều cơ hội việc làm 

Lý do ngành quản trị khách sạn hấp dẫn nhiều sinh viên theo học

Ngoài mức thu nhập tốt thì lý do ngành quản trị khách sạn được nhiều bạn trẻ theo học là do một số yếu tố dưới đây:

Mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người

Trong ngành dịch vụ khách sạn thì việc làm hài lòng, đem đến niềm vui hạnh phúc cho khách hàng luôn được ưu tiên hàng đầu. Việc cải thiện lòng trung thành, tự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng đối với khách sạn được coi là tiêu chí sống còn của khách sạn đó. Dù bạn có làm ở bất cứ bộ phận nào thì bạn vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ đem đến sự thoải mái, vui vẻ cho khách hàng.

Môi trường làm việc lý tưởng

Khi làm ngành trị khách sạn bạn sẽ được tiếp xúc, làm việc với nhiều khách hàng thú vị tại địa phương, tỉnh khác hoặc du khách nước ngoài đến. Đồng thời được hưởng dịch vụ, không gian tiện nghi, lý tưởng tại chính nơi mình đang làm việc.

Có cơ hội được đi công tác tại nhiều khách sạn nổi tiếng

Không chỉ được hưởng những dịch vụ tốt, lý tưởng tại khách sạn bạn đang làm mà bạn còn có thể còn có cơ hội đi công tác, trải nghiệm chất lượng dịch vụ tại nhiều khách sạn nổi tiếng trong và ngoài nước. Hơn nữa, bạn còn được hưởng nhiều ưu đãi như đi du lịch 2 lần/ năm, nhận ưu đãi miễn phí, giảm giá du lịch.

Kinh nghiệm để trở thành quản lý khách sạn

Quản trị khách sạn là công việc đòi hỏi người làm phải biết chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong khách sạn bao gồm: lễ tân, phục vụ, đồ ăn, các luật lệ…

Trước khi đến với công việc này thì bạn phải tiếp thu một số kinh nghiệm dưới đây:

  • Đầu tiên bạn hãy xem bản thân mình có thích ngành này không, có năng khiếu phù hợp với nghề không đặc biệt là những kỹ năng về giao tiếp, tổ chức
  • Trước khi đi xin việc thì bạn phải tốt nghiệp một khóa học quản lý khách sạn, nhà hàng
  • Chọn trường uy tín về đào tạo các ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch để có nhiều thuận lợi sau khi ra trường
  • Trước khi chọn trường bạn cũng nên tìm hiểu về lịch sử thành lập trường trường, những giáo viện đang và đã làm việc trong ngành
  • Bạn nên so sánh thời gian chương trình học, tỷ lệ thực hành và lý thuyết cũng như số lượng sinh viên học cùng trong một lớp để có phương án lựa chọn cũng như lên kế hoạch học tập cho bản thân
  • Hãy tìm hiểu thêm về những chương trình hỗ trợ, trợ giúp sinh viên của trường trong và sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ kiếm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần phải lưu ý

Kinh nghiệm làm việc:

  • Biết cách lập kế hoạch, tổ chức dịch vụ ăn uống, lưu trú, và những dịch vụ khác của khách sạn
  • Hiểu cách quản lý ngân sách, tài chính
  • Phân tích số liệu khách hàng để đề ra chiến lược tiếp thị, chiến lược quản lý doanh thu
  • Tuyển dụng, đào tạo, giám sát nhân viên
  • Gặp gỡ khách hàng
  • Xử lý những khiếu nại của khách hàng
  • Giám sát, quản lý trang thiết bị nội thất của khách sạn

Trên đây là những thông tin về các mức lương của ngành quản trị khách sạn và một số lưu ý, kinh nghiệm trước và trong khi làm việc để các bạn đang có dự định theo làm công việc này tham khảo. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn trong sự nghiệp tương lai.