Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ

Cập nhật: 11/02/2020 16:58 | Nhâm PT

Ngành công nghệ kỹ thuật mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ có liên quan đến việc khai thác mỏ. Ngành mỏ đã có mặt ở Việt Nam từ lâu tuy nhiên chưa có nhiều người thật sự hiểu rõ về ngành nghề này.

Tìm hiểu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ

Ngành công nghệ kỹ thuật mỏ sử dụng hệ thống các thiết bị cơ giới hóa hiện đại liên quan tới các công tác khai thác mỏ bằng việc sử dụng hệ thống các thiết bị cơ giới hóa hiện đại để khai thác và thu hồi các tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, nông nghiệp, xây dựng…

Ngành mỏ là một ngành đóng vai trò quan trọng góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng cũng như phát triển đất nước trong hàng chục năm qua. Kỹ thuật mỏ là một nghề nhiều nhọc nhằn và khô khan nhưng cũng đầy vinh quang.  Hãy tìm hiểu về ngành Kỹ thuật mỏ trong bài viết dưới đây của ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn.

Tìm hiểu ngành công nghệ kỹ thuật mỏ

Ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ tiếng Anh Mining Engineering là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật - công nghệ liên quan tới công tác khai thác mỏ, xây dựng mỏ, làm giàu. Ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ dùng hệ thống các thiết bị có năng suất cao để thu hồi tài nguyên khoáng sản có thể được khai thác dưới đáy biển và đại dương, khoáng sản dưới lòng đất khoáng sản có ích phục vụ cho nền kinh tế. Ngành Kỹ thuật mỏ phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản khai thác mỏ, bao gồm các vật liệu địa chất từ lòng đất kim cương, đá vôi, than, sắt, đồng, urani.

Khai thác mỏ bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo như khí thiên nhiên, nước, dầu mỏ.

Ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước

Ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước

Ngành Kỹ thuật Mỏ học những gì?

Theo học ngành này, sinh viên được đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống. Đồng thời sinh viên được đào tạo các kiến thức cơ sở chuyên môn với ngành Kỹ thuật mỏ và Khai thác mỏ.

Ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ đào tạo những kỹ sư chuyên đảm nhận công việc điều hành, thiết kế, công tác sản xuất mỏ, tổ chức thi công các loại công trình.

Theo đánh giá, Ngành công nghệ kỹ thuật Mỏ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì nó là đầu mối của mọi ngành công nghiệp.

Việt Nam là Quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, có tiềm năng phát triển rộng rãi hơn. Các mỏ khai thác khoáng sản được nằm ở nhiều nơi khắp chiều dài của đất nước. Tuy nhiên hiện nay nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác đúng cách và đúng mục đích vì vậy chúng ta đang cần thiết có một đội ngũ kỹ sư kỹ thuật công nghệ Mỏ chuyên môn cao để khai thác ngành này một cách tối ưu nhất theo chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước. Có thể thấy cơ hội về việc làm trong ngành mỏ đối với sinh viên là rất rộng mở hiện tại cũng như trong tương lai.

Hiện nay, ngành mỏ hiện có khai thác những loại khoáng sản dưới dạng rắn như vật liệu xây dựng, than, đá, quặng, kim loại quý. Các kỹ sư ngành Mỏ sẽ đảm nhiệm việc nghiên cứu, điều hành, thiết kế, tổ chức thi công công trình và các công tác sản xuất mỏ…

- Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

* Kiến thức: Sinh viên hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo chuyên ngành Khai thác mỏ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, có kiến thức về khoa học cơ bản, có hiểu biết về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó làm nền tảng cho các kiến thức cơ sở ngành và các chuyên ngành sau này. Có sức khỏe thiết đáp ứng yêu cầu học tập

+ Kiến thức cơ sở ngành:

Kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên sau tốt nghiệp nắm vững những kiến thức về hình học và vẽ kỹ thuật, các kiến thức cơ sở về toán, cấu tạo đặc điểm cơ bản của các khoáng sản mỏ, các kiến thức cơ bản về địa chất mỏ

+ Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên nắm vững những kiến thức chuyên sâu về công tác thiết kế, những kiến thức về kỹ thuật mỏ, nhất là việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất mỏ.

* Kỹ năng: Kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng xử lý tình huống, Năng lực thực hành nghề nghiệp, Kỹ năng cứng, Kỹ năng giải quyết vấn đề; Các kỹ năng cứng khác gồm có:

+ Có kiến thức cơ sở chuyên môn tốt để sinh viên bắt nhịp tốt với các công việc khác nhau trong lĩnh vực chuyên ngành Khai thác mỏ và ngành Kỹ thuật mỏ

+ Có khả năng biết cách áp dụng những kiến thức cơ sở ngành và kiến thức cơ sở chuyên ngành để mô tả, khảo sát, phân tích, xây dựng, thiết kế, mô phỏng, các giải pháp hệ thống sản phẩm kỹ thuật mỏ.

+ Có khả năng biết áp dụng những ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào trong các hoạt động khai thác mỏ để nâng cao hiệu quả quả kinh doanh và sản xuất.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Mỏ

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Mỏ sẽ đào tạo ra những kỹ sư có trình độ chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu công việc, có bản lĩnh chính trị và đạo đức đáp ứng các yêu cầu phát triển ngành công nghiệp mỏ.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ có năng lực chỉ đạo sản xuất thiết kế, quản lý và tham gia nghiên cứu khoa học

Vẽ kỹ thuật

Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, Vẽ hình học, Vẽ qui ước bánh răng và lò xo, Vẽ qui ước các mối ghép, các hình biểu diễn, Bản vẽ chi tiết, Hình chiếu trục đo, Bản vẽ lắp.

Hình học hoạ hình

Đường cong và các mặt, Các phép chiếu, Các phép biến đổi hình chiếu, Phương pháp hai hình chiếu thẳng góc, Các bài toán vẽ giao tuyến

Cơ học lý thuyết

Các khái niệm cơ bản của tĩnh học, Liên kết và phản lực liên, Các tiên đề của tĩnh học, Hệ lực không gian, Hai hệ lực cơ bản, Hai chuyển động cơ bản của vật rắn, Ma sát. Động học điểm, Chuyển động song phẳng, hợp chuyển động của vật rắn, Hợp chuyển động điểm, Các khái niệm cơ bản của động lực học, Hình học khối

lượng, Phương trình vi phân chuyển động của cơ hệ và chất điểm, Các định lý tổng quát của động lực học.

Địa chất cơ sở

Đặc điểm chung của trái đất, Giới thiệu khái quát về Địa chất học, Các quá trình địa chất nội sinh, Vỏ trái đất, Bản đồ địa chất, Các quá trình địa chất ngoại sinh, bản đồ lộ vỉa, Phần thực tập trong phòng

Sức bền vật liệu

Lý thuyết ngoại lực-nội lực, Thanh chịu kéo nén đúng tâm, Thanh thẳng chịu uốn phẳng, Trạng thái ứng suất, Các thuyết bền, Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang, Thanh chịu lực phức tạp, Thanh thẳng chịu xoắn thuần tuý, Tính chuyển vị, Tính toán theo điều kiện ổn định bằng phương pháp năng lượng, Tải trọng động, Tính hệ siêu tĩnh bằng phương pháp lực.

Cơ học đá

Khái quát về cơ học đá, Một số tính chất công nghệ của đá và khối đá, Các tính chất cơ học của đá và khối đá, Tính chất âm học của đá và khối đá, các tính chất điện, từ và phóng xạ của đá, Các vấn đề ứng dụng cơ học đá, Các tính chất nhiệt của đá và khối đá.

Kỹ thuật Điện và Điện tử

Những khái niệm cơ bản về mạch điện, Máy điện, Các bài thí nghiệm cần thực hiện, Các phương pháp phân tích mạch điện, Mạch điện ba pha, Mạch điện hình sin ở chế độ xác lập, Các linh kiện bán dẫn và vi mạch, Các mạch chỉnh lưu, Mạch khuếch đại, Những khái niệm cơ bản về kỹ thuật điện tử số.

Cơ học máy

Lực tác dụng trên cơ cấu phẳng, Cấu trúc cơ cấu. động học cơ cấu phẳng, Ma sát trong các khớp động, Các bộ truyền động Cơ khí, Trục và ổ trục, Những vấn đề cơ bản trong thiết kế chi tiết máy, Ghép nối Các chi tiết máy Giới thiệu một số cơ cấu đặc biệt chỉ tiêu chất lượng máy.

Địa chất mỏ

Khái quát về công tác tìm kiếm và thăm dò, Nghiên cứu địa chất trong xí nghiệp khai thác mỏ, Công tác địa chất trong xây dựng xí nghiệp mỏ, Thăm dò khai thác,

Nghiên cứu chất lượng khoáng sản. Công tác thu thập địa chất trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ. Mô hình hoá thân quặng, Khoanh nối thân quặng,

Máy thuỷ khí

Khái niệm và phân loại máy thuỷ khí kiểu cánh dẫn, cơ sở lý thuyết chung, Thiết bị thông gió mỏ, Thiết bị cấp-thoát nước, Thiết bị cung cấp khí nén

Cung cấp điện

An toàn điện mỏ, Thiết bị điều khiển và bảo vệ, Truyền động điện mỏ, Tổ chức cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ, Thiết kế mạng điện, Bảo vệ khỏi các chế độ sự cố, Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện mỏ, Thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ, Kỹ thuật chiếu sáng trong mỏ, Thuỷ lực đại cương, Thuỷ tĩnh, Tổn thất thuỷ lực, Khái niệm chất lỏng, chất khí và chất lưu, Tính toán thuỷ lực đường ống dẫn chất lỏng, Thủy động lực học, vòi dòng chảy đều trong kênh hở, Dòng chảy qua lỗ.

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Giáo dục đại cương

 

 

1

Chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

7

Giải tích 2

2

Ngoại ngữ

8

Vật lý 1

3

Giáo dục thể chất

9

Vật lý 2

4

Giáo dục Quốc phòng

10

Hoá học đại cương

5

Đại số

11

Tin học đại cương

6

Giải tích 1

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Hình học hoạ hình

7

Kỹ thuật điện và điện tử

2

Vẽ kỹ thuật

8

Cơ học máy

3

Cơ học lý thuyết

9

Địa chất mỏ

4

Sức bền vật liệu

10

Máy thuỷ khí

5

Địa chất cơ sở

11

Cung cấp điện

6

Cơ học đá

12

Thuỷ lực đại cương

Thực tập nghề nghiệp

 

 

13

Thực tập tham quan cơ sở sản xuất

15

Thực tập tốt nghiệp

14

Thực tập sản xuất

16

Đồ án tốt nghiệp

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật mỏ

Ngành Kỹ thuật mỏ năm 2020 sẽ xét tuyển các tổ hợp môn như sau:

✓ A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)

✓ A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

✓ D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

✓ D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ

Ở nước ta chỉ có 02 trường đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ đó là trường:

✓ Đại học Công nghiệp Quảng ninh

✓ Đại học Mỏ Địa Chất

Học công nghệ kỹ thuật Mỏ ra làm gì?

Kỹ sư sau khi tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật mỏ có đầy đủ năng lực chuyên môn có thể đảm nhận vào các vị trí công việc liên quan đến nghiên cứu, điều hành, thiết kế, công tác sản xuất mỏ, tổ chức thi công các loại công trình cho các công ty tư vấn khảo sát mỏ, có thể làm việc ở các trung tâm nghiên cứu về mỏ, Viện, các xí nghiệp, cơ sở khai thác khoáng sản.

Nhiều vị trí công việc dành cho kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật mỏ

Nhiều vị trí công việc dành cho kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật mỏ

Các vị trí việc làm như sau:

✓ Kỹ sư xây dựng mỏ

✓ Kỹ sư khai thác hầm lò

✓ Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên

✓ Kỹ sư máy và thiết bị mỏ

✓ Kỹ sư tuyển khoáng

✓ Kỹ sư khoan - khai thác dầu khí

✓ Kỹ sư điện khí hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí

✓ Kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ

✓ Kỹ sư tự động hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí

✓ Chuyên viên ở các đơn vị tư vấn thiết kế công trình mỏ

✓Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản của địa phương hay các đơn vị thi công Trung ương và có tính chất công nghệ mỏ.

✓ Giảng dạy về Kỹ thuật mỏ tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

✓Kỹ sư có thể tham gia vào công tác giảng dạy và huấn luyện các lớp kỹ thuật an toàn tại các phòng ban, doanh nghiệp mỏ

✓Giám đốc điều hành mỏ

✓Đảm nhiệm các chức vụ cán bộ quản lý cấp phân xưởng về hoạt động mỏ

✓ Tham gia vào thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các công trình mỏ, lập hội đồng thẩm định công trình mỏ.