Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nên học Cao đẳng Kế toán ở đâu tốt nhất?

Cập nhật: 24/02/2020 17:05 | Nhâm PT

Do nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành kế toán ngày càng tăng cao nên hàng năm vẫn luôn thu hút thí sinh đăng ký theo học. Với nhu cầu về nhân lực cấp thiết như vậy thì vấn đề học Cao đẳng Kế toán ở đâu là câu hỏi mà nhiều thí sinh quan tâm nhất.

Nên học Cao đẳng Kế toán ở đâu tốt nhất?

Trong bài viết này ban tư vấn tuyển sinh Trường cao đẳng Y dược Sài Gòn sẽ giải đáp rõ hơn cho các bạn về việc nên học Cao đẳng Kế toán ở đâu và học liên thông kế toán khác học văn bằng 2 cao đẳng kế toán như thế nào.

Ngày nay nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nghề kế toán luôn có một vị trí rất quan trọng không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào.

Cơ hội việc làm và nhu cầu nhân lực ngành kế toán hàng năm cấp thiết như vậy nên vẫn luôn thu hút thí sinh. Nhưng không biết nên chọn học trường nào tốt nhất vì hiện nay tất cả các trường cao đẳng và đại học đều đào tạo ồ ạt kế toán hệ cao đẳng càng khiến cho việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn.

Kế toán là gì?

Kế toán được hiểu là công việc thu nhận, xử lý ghi chép, và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, một cơ sở kinh doanh tư nhân, tổ chức, một một cơ quan nhà nước,... Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng chính là sự hình thành, biến động của tài sản trong lĩnh vực quản lý kinh tế mà kế toán cần phản ánh trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Kế toán là ngành nghề có vị trí rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, công ty

Kế toán là ngành nghề có vị trí rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, công ty

Kế toán được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp toàn bộ nền kinh tế.

Kế toán được chia thành hai loại là Kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công: tức là kế toán ở những đơn vị hoạt động không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động, không có tính chất kinh doanh như các tổ chức nhà nước, tổ chức đoàn thể xã hội

Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh ra lợi nhuận ở các doanh nghiệp.

Ở bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào lãnh đạo doanh nghiệp không thể nào ôm hết mọi việc thu chi, tính toán các khoản thanh toán thuế hàng quý, hàng năm nên luôn cần người nắm rõ thu chi cũng như thuế giá trị gia tăng, phân tích tài chính, ngân sách. Với nhu cầu nhân lực ngày càng cao, ngành kế toán kể cả trong tương lai sẽ chẳng bao giờ lo thất nghiệp bởi vì nó luôn giữ vị trí quan trọng bắt buộc công ty nào cũng cần đến Kế toán, chiếm vị trí ảnh hưởng trong công ty. Nếu như công ty nào tìm được một người biết lập kế hoạch kiểm toán, kế toán giỏi thì công ty sẽ ngày càng phát triển thuận lợi. Ở nơi đâu cũng cần đến kế toán, kế toán là bộ phận chức năng không thể nào thiếu từ nhân viên cho đến kiểm toán, kiểm toán cấp cao nên nhu cầu thị trường nhân lực ngành kế toán tại Việt Nam rất cao. Vì vậy nếu là con gái thì bạn càng phù hợp với ngành học này, nếu đang băn khoăn con gái nên chọn ngành gì thì kế toán chính là một gợi ý rất hay. Học kế toán bạn có thể làm việc tại nhiều phòng ban ở những vị trí công việc khác nhau.

Ngành Kế toán học những gì?

Sinh viên ngành kế toán sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, các quy định về kế toán kiểm toán, kiến thức về thu thập, xử lý, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, chuẩn mực kế toán quốc tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh, thông qua tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu của doanh nghiệp.

Theo học ngành Kế toán sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về thu thập, xử lý, theo sát các kế hoạch kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán.

Ngoài các kiến thức, sinh viên ngành Kế toán còn được nhà trường trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tin học, …

Khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản đối với ngành Kế toán.

I

Khối kiến thức chung
(Không tính các môn học 9-11)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 2

6

Tiếng Anh A1

7

Tiếng Anh A2

8

Tiếng Anh B1

9

Giáo dục thể chất

10

Giáo dục quốc phòng-an ninh

11

Kỹ năng mềm

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

12

Toán cao cấp

13

Xác suất thống kê

14

Toán kinh tế

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các môn học bắt buộc

15

Nhà nước và pháp luật đại cương

16

Kinh tế vi mô

17

Kinh tế vĩ mô

18

Nguyên lý thống kê kinh tế

19

Kinh tế lượng

III.2

Các môn học tự chọn

20

Lãnh đạo và giao tiếp nhóm

21

Lịch sử văn minh thế giới

22

Xã hội học đại cương

23

Logic học

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các môn học bắt buộc

24

Luật kinh tế

25

Nguyên lý quản trị kinh doanh

26

Kinh tế tiền tệ - ngân hàng

27

Tài chính doanh nghiệp 1

28

Nguyên lý kế toán

29

Nguyên lý marketing

IV.2

Các môn học tự chọn

30

Định giá doanh nghiệp

31

Đầu tư tài chính

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các môn học bắt buộc

32

Kế toán tài chính 1

33

Kế toán tài chính 2

34

Kế toán tài chính 3

35

Kế toán quản trị

36

Tài chính doanh nghiệp 2

37

Thuế

38

Hệ thống thông tin kế toán

39

Quản trị tài chính quốc tế

40

Phân tích tài chính

41

Kiểm toán căn bản

42

Phân tích hoạt động kinh doanh.

V.2

Các môn học tự chọn

V.2.1

Các môn học chuyên sâu

V.2.1.1

Các môn học chuyên sâu về Kế toán

43

Kế toán quốc tế

44

Kế toán thuế

45

Thực hành kế toán tài chính

V.2.1.2

Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán

46

Kiểm toán tài chính

47

Kiểm toán nội bộ

48

Thực hành kiểm toán tài chính

V.2.2

Các môn học bổ tự chọn chung

49

Kế toán doanh nghiệp dịch vụ

50

Kế toán ngân hàng thương mại

51

Những vấn đề hiện tại của kế toán

52

Đàm phán trong kinh doanh

53

Các thị trường và định chế tài chính

V.3

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

V.3.1

Thực tập và niên luận

54

Thực tập thực tế 1

55

Thực tập thực tế 2

56

Niên luận

V.3.2

Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế

57

Khoá luận tốt nghiệp

 

02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp

58

Kế toán công

59

Kiểm toán dự án

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

Học cao đẳng Kế toán mấy năm?

Ngành Kế toán hiện nay đang được đào tạo với các trình độ khác nhau như: Đại học, Trung cấp, Cao đẳng với nhiều thời gian đào tạo khác nhau.

Trình độ Trung cấp: khoảng 2 năm

Trình độ Cao đẳng: khoảng 2 – 3 năm

Trình độ Đại học: khoảng  4 năm

>>Xem thêm: Cao đẳng Hộ sinh học mấy năm?

Ngoài ra, các sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp như Nguyên lý kế toán, Nhập môn tài chính tiền tệ, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Phân tích báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh…

✓ Kế toán Doanh nghiệp:

Là những chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị, kế toán tài chính, có kiến thức về thuế - tài chính doanh nghiệp; về quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, am hiểu các chuẩn mực kế toán, tổ chức công tác kế toán và chế độ kế toán.

✓ Kế toán công: Chuyên ngành này sẽ cho các em có các kiến thức chuyên sâu về về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công; đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị không sử dụng kinh phí, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập như Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán thu Ngân sách tại cơ quan thuế, Kế toán Tài chính Ngân sách xã, kế toán quản trị công, kế toán các quỹ công ngoài Ngân sách Nhà nước, và đơn vị hải quan.

Sinh viên kế toán công cần nắm chắc được các quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán, nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, Quản lý tài chính công, kế toán quản trị và kiểm toán, quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước, am hiểu chuẩn mực kế toán công, tài chính doanh nghiệp; nắm chắc được kiến thức bổ trợ gồm chế độ kế toán trong lĩnh công cũng như lĩnh vực tư.

✓ Kiểm toán: Chuyên ngành Kiểm toán, các sinh viên sẽ được nhà trường trang bị các kỹ năng về thực hành công việc kiểm toán thông qua hệ thống môn học chuyên sâu như hệ thống thông tin kế toán, tài chính công, kế toán tài chính, kế toán quản trị, đầu tư tài chính, kế toán chi phí, kiểm toán báo cáo tài chính, luật doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, kiểm toán hoạt động, phân tích, kế toán quốc tế và thẩm định báo cáo tài chính…

✓ Kế toán tài chính: Đây là chuyên ngành kế toán cần sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, tập trung vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho các cổ đông công ty về kết quả hoạt động chung của công ty. Chuyên ngành này sẽ đào tạo cho các em về các kiến thức kế toán tài chính, quy trình tổ chức công tác kế toán; kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, kiến thức chuyên sâu về về thuế, tài chính doanh nghiệp; chế độ kế toán…

Học ngành Kế toán ra trường làm gì?

Sinh viên kế toán sau khi tốt nghiệp được đánh giá có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, phù hợp về việc làm:

Học xong ngành kế toán bạn có vô vàn lựa chọn hấp dẫn

Học xong ngành kế toán bạn có vô vàn lựa chọn hấp dẫn

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể được làm chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng
  • Kế toán bán hàng, kế toán kho
  • Kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán công nợ, kê toán xây dựng
  • Kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính
  • Làm việc tại các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận, doanh nghiệp, các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty bảo hiểm trong nước cũng như ngoài nước
  • Giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, ngân hàng thương mại
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án
  • Các đơn vị công hoạt động không vì lợi nhuận như các tổ chức bệnh viện…
  • Các đơn vị: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học
  • Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ
  • Các cơ quan quản lý nhà nước : Bộ phận kế hoạch đầu tư, thuế, thống kê
  • Lập chứng từ, thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính liên quan, tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
  • Xử lý các dữ liệu kế toán để từ đó nhân viên sẽ lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính lên cho ban lãnh đạo
  • Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính, Kế toán trưởng,;....
  • Tham mưu cho ban lãnh đạo của công ty,
  • Phân tích tình hình tài chính, doanh thu ngân sách, chi phí

Mỗi một ngành nghề sẽ cần những tố chất phù hợp khác nhau để có thể theo đuổi cũng như gắn bó với ngành nghề đó. Theo đó, ngành kế toán sẽ cần sinh viên có những tố chất như: Có khả năng tính toán tốt; tỉ mỉ; biết quản lý thời gian, trung thực; cẩn thận, và chịu được áp lực công việc; thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ, luôn nỗ lực hết mình và không ngừng trau dồi, rèn luyện các kỹ năng mềm kèm theo.

Nên học Cao đẳng Kế toán ở đâu tốt nhất?

Học cao đẳng kế toán tại Hà Nội, TPHCM hay bất kỳ tỉnh thành nào khác hiện nay không hề khó vì có rất nhiều đơn vị đào tạo ngành này được thành lập. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn một trường nào đó có uy tín và chất lượng đào tạo tốt. Một số trường đào tạo Cao đẳng kế toán tốt cho bạn lựa chọn sau đây:

Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội

Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan

Cao đẳng kinh tế đối ngoại

Cao đẳng giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Cao đẳng Cần Thơ

Cao đẳng công nghệ thông tin – Đại học Đà Nẵng

Cao đẳng công nghiệp Huế

Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM

Cũng giống như những ngành nghề khác, khi học ngành kế toán thì người học cũng phải chấp nhận sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn mỗi ngày. Việc đối mặt với những con số hàng ngày cũng rất “đau đầu” nên đòi hỏi người làm phải có tính kiên nhẫn và cẩn thận, tính toán làm sao chuẩn deadline, hoàn thành báo cáo được đúng thời hạn.

Để theo học ngành Kế toán không dễ nhưng cũng không quá khó, nếu bạn là người yêu thích chinh phục những con số thì chắc hẳn bạn sẽ phù hợp với ngành này. Hi vọng rằng bài viết “Nên học Cao đẳng Kế toán ở đâu tốt nhất?” này đã trả lời được những thắc mắc liên quan đến ngành cho bạn. Tuy nhiên trước khi quyết định học bạn cũng nên tìm hiểu về Điểm trúng tuyển ngành Kế toán? học liên thông kế toán ở đâu? Cơ hội việc làm ngành Kế toán?...để có những quyết định chính xác nhất trên con đường theo đuổi đam mê của mình nhé.