Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tư vấn tuyển sinh: Có nên học cơ khí chế tạo máy không?

Cập nhật: 10/02/2020 18:00 | Nhâm PT

Có nên học cơ khí chế tạo máy hay không? Học nghề cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì? là những vấn đề nhiều bạn trẻ quan tâm tới khi chọn học ngành này. Nếu chưa có nhiều thông tin, mọi người có thể tham khảo qua bài viết này để có lựa chọn đúng đắn cho mình.

Tư vấn tuyển sinh: Có nên học cơ khí chế tạo máy không?

Cơ khí chế tạo máy được đánh giá là một trong những ngành nghề mũi nhọn, có nhu cầu lao động cao và việc làm đa dạng, phát triển được hiện tại và ở tương lai. Cơ khí chế tạo máy còn được đánh là là ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi đất nước.

Ngành cơ khí chế tạo máy học gì?

Cơ khí chế tạo máy là ngành đào tạo các kỹ sư tương lai những kiến thức và kỹ năng cơ bản thông qua các môn học chính như: kỹ thuật đo lường, kỹ năng căn bản về cơ khí chế tạo, công nghệ chế tạo máy, chi tiết máy, sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, vật liệu cơ khí, công nghệ CNC, máy công cụ. Cơ khí chế tạo máy chế tạo ra các loại thiết bị sản xuất và máy móc tạo tư liệu sản xuất. Ngành cơ khí chế tạo máy sẽ được đào tạo những kiến thức thông qua các môn học như toán, ngoại ngữ, tin học để bổ trợ cho sinh viên phát triển kỹ năng tính toán cũng như tư duy.  Qua các môn học đó, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu chuyên môn, được tham gia vào việc thực hành để làm quen với công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Cơ khí chế tạo máy là ngành nhiều bạn trẻ quan tâm tới

Cơ khí chế tạo máy là ngành nhiều bạn trẻ quan tâm tới

Cơ khí chế tạo máy là ngành chế tạo ra các loại thiết bị sản xuất và máy móc được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó. Cơ khí chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của một quốc gia

Khi nhắc tới chế tạo máy, ngành này được đào tạo được phân chia theo ngành, khoa, viện: Cơ khí, cơ khí chế tạo, các cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, động cơ diesel và máy phụ, điện ôtô, kỹ thuật công nghiệp, cơ điện tử, công nghệ tự động, cơ khí ô tô, Cơ khí chế tạo, máy xây dựng, máy xếp dỡ, kỹ thuật nhiệt lạnh, khung gầm cơ học, cơ khí hóa, khai thác máy tàu biển.

Khung chương trình đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy

  1. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Khối lượng (ĐVHT)

1

Các học phần chung

22

2

Các học phần cơ sở

35

3

Các học phần chuyên môn              

25

4

Thực tập nghề nghiệp

16

5

Thực tập tốt nghiệp

5

Tổng khối lượng chương trình

103

 

  1. Các học phần của chương trình

I. Các học phần chung

 

Học phần bắt buộc

1

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

4

Tin học

2

Chính trị

5

Ngoại ngữ

3

Giáo dục thể chất

6

Pháp luật

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)

1

Kỹ năng giao tiếp

3

Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2

Khởi tạo doanh nghiệp

 

 

II. Các học phần cơ sở                  

 

Học phần bắt buộc

1

An toàn và môi trường công nghiệp

6

Sức bền vật liệu

2

Tổ chức sản xuất

7

Kỹ thuật Điện

3

Hình họa - Vẽ kỹ thuật

8

Dung sai và Kỹ thuật đo 

4

Vật liệu cơ khí

9

AutoCAD

5

Cơ lý thuyết

10

Nguyên lý - chi tiết máy

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)

1

Công nghệ khí nén

4

Thiết kế xưởng

2

Thủy lực

5

Máy nâng chuyển

3

Kỹ thuật sửa chữa

 

 

III. Các học phần chuyên môn

 

Học phần bắt buộc

1

Chế tạo phôi

5

Công nghệ  CNC

2

Máy cắt kim loại

6

Nguyên lý cắt

3

Công nghệ chế tạo máy 1

7

Công nghệ chế tạo máy 2

4

Đồ gá

 

 

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)

1

Công nghệ CAD/CAM

3

Vẽ và thiết kế trên máy tính

2

Các phương pháp gia công đặc biệt

 

 

IV. Thực tập nghề nghiệp

 

Học phần bắt buộc

1

Thực tập hàn

3

Thực tập phay, bào, mài cơ bản

2

Thực tập nguội

4

Thực tập tiện cơ bản

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)

1

Thực tập tiện nâng cao

3

Thực tập CNC

2

Thực tập Phay nâng cao

 

 

V. Thực tập tốt nghiệp

 

 

 

  1. Nội dung thi tốt nghiệp

TT

Nội dung

1

Chính trị

- Học phần Chính trị

2

Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):

- Máy cắt kim loại;

- Đồ gá;

- Công nghệ chế tạo máy;

- Nguyên lý cắt.

3

Thực hành nghề nghiệp

Thi theo học phần thực tập học sinh chọn

Nên theo học ngành cơ khí chế tạo máy ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy có uy tín đối với sinh viên như: Đại học sư phạm Kỹ thuật HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp, Đại học Đông đô, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Giao thông Vận Tải, Đại học Nông lâm …Tùy vào điều kiện và khả năng của mỗi người các bạn có thể lựa chọn trường theo học với các tiêu chí như bằng cấp, học phí, chất lượng đào tạo, vị trí địa lý.

Các em nên lưu ý chọn lựa những cơ sở đào tạo có vật chất đảm bảo cho việc học tập và thực hành vì ngành này yêu cầu thực hành nhiều. Ngành cơ khí chế tạo máy trong khoảng 5-10 năm tới có xu hướng phát triển hơn nữa khi nước ta đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất của ASEAN.

Học ngành cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì?

Ngành cơ khí chế tạo hiện tại đang rất “khát” nhân lực chất lượng cao, nhiều nhà máy xí nghiệp đang được mở ra để phát triển ngành này tuy nhiên cũng không có nhiều nhân lực để mở rộng. Theo đại diện của một số cơ sở đào tạo ngành Cơ khí chế tạo máy thì hiện Việt Nam vẫn đang thiếu hụt lớn nguồn nhân lực có trình độ tau nghề kỹ thuật trong sản xuất. Cơ khí chế tạo máy trình độ đại học và cao đẳng sau khi tốt nghiệp đều có tỷ lệ tìm được việc làm đúng ngành nghề cao, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay đạt tỷ lệ từ 85% trở lên.

Ngành cơ khí chế tạo hiện tại đang cần nhiều nhân lực để phát triển mở rộng

Ngành cơ khí chế tạo hiện tại đang cần nhiều nhân lực để phát triển mở rộng

Cơ hội việc làm của ngành cơ khí chế tạo máy có thể nói là tương đối cao, các bạn có nguyện vọng có thể hoàn toàn theo học ngành nghề này ở trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp khác có tuyển sinh.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo máy có trình độ văn hóa, kỹ năng và năng lực thực hành các nhiệm vụ được giao phó. Hiện nay nước ta đang nỗ lực thúc đẩy các quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để có thể hội nhập với nền kinh tế của thế giới ngay sau khi gia nhập WTO. Cũng chính vì thế mà các nhu cầu về máy móc và thiết bị rất lớn, mở ra cơ hội việc làm trong ngành cơ khí chế tạo ngày một mở rộng hơn. Sau thời gian có kinh nghiệm, kỹ sư có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong ngành cơ khí chế tạo máy.

Một số vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

- Thiết kế thiết bị cho sản xuất như máy sản xuất bánh, kẹo, lên bản vẽ các loại máy móc, thiết kế máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy sản xuất mì ăn liền, máy thu hoạch trong nông nghiệp,

- Thi công hoặc giám sát các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.

- Lập trình gia công máy CNC

- Tham gia các phần mềm CAD, tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí có kiến thức về cơ khí

- Tham gia công việc vận hành, bảo trì, khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp

- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các công trình nhiệt điện, xi măng, nhà máy thủy điện, đóng tàu.

- Tham gia giám sát quá trình sản xuất thiết kế các sản phẩm thiết bị cơ khí đó

- Tham gia gia công sản phẩm: phay, hàn, tiện, gia công vật liệu

Bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị máy móc và ở môi trường có tiếng ồn nếu ở vị trí sản xuất và bảo dưỡng thiết bị. Nếu chuyên về thiết kế bạn sẽ làm tại phòng dự án và kỹ thuật.

Với tính chất của công việc thì bạn sẽ phải thường xuyên làm việc theo ca kíp, theo nhóm và theo tổ, sản xuất, lắp đặt, vận hành các sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị cho sản xuất, thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, gia gia công sản phẩm, vận hành được các thiết bị cơ khí, chế tạo chi tiết máy; trình gia công máy CNC, làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí, cho các nhà máy Thủy điện, các công trình có liên quan Nhiệt điện. Ngoài ra có thể làm việc tại những viện nghiên cứu, phòng thiết kế nhà máy, công ty cơ khí, công trình kỹ thuật, dự án.

Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn tốt có thể hoàn toàn được làm việc ở cơ sở kinh doanh, nhà máy, cơ quan chuyên nghiệp và có cơ hội thăng tiến cao trong công việc. Hi vọng qua bài viết này các em đã hiểu nhiều hơn về khái niệm ngành cơ khí chế tạo máy và có câu trả lời cho việc có nên học cơ khí chế tạo máy hay không. Các em có thể cập nhật thêm những thông tin tiếp theo về ngành cơ khí chế tạo máy trong những bài viết tiếp theo của ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn.