Các dạng và hàm lượng của thuốc Acetylcystein như:
- Viên nang, thuốc uống: 100mg, 200mg
- Dạng bột, thuốc uống: 100mg, 200mg
- Dung dịch: 10% (100 mg/mL), 20% (200 mg/mL).
Tác dụng của thuốc Acetylcystein
Thuốc Acetylcysteine bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein nên có tác dụng giảm đờm tích tụ trong phổi từ đó mà đờm có thể dễ dàng thoát ra phổi.
Bên cạnh đó thì Acetylcystein còn dùng trong phòng ngừa ngộ độc gan do sử dụng quá liều paracetamol.
Ngoài ra thì Acetylcystein giúp duy trì và khôi phục được nồng độ glutathione trong gan nhằm ức chế chuyển hóa paracetamol.
Acetylcystein có thể được chỉ định dùng trong các trường hợp khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ để được giải đáp chi tiết rõ ràng.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Acetylcystein
Hướng dẫn sử dụng
Người bệnh nên dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao và đồng thời giảm thiểu được những tác dụng phụ xảy ra.
Bạn là người tự mua thuốc về sử dụng tại nhà thì nên đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn dán của sản phẩm hoặc hỏi dược sĩ nếu có thắc mắc.
Sau khi dùng Acetylcystein thì bạn nên cố gắng ho ra dịch nhầy để làm giảm bớt các dịch nhầy có thể hình thành trong phổi.
Liều dùng dành cho người lớn
- Dùng trong điều trị làm tan dịch nhầy ở phổi
Dạng dung dịch: Sử dụng 3 – 5ml dung dịch xịt 3 – 4 lần/ ngày. Dùng hít qua một mặt nạ, phẫu thuật mở khí quản hoặc ống ngậm.
Tuy nhiên cũng có trường hợp bác sĩ chỉ định các dung dịch 10 hay 20% đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua ống thông vào khí quản.
- Dùng trong trường hợp chẩn đoán các bệnh về phổi
Trước khi tiến hành xét nghiệm sử dụng 1 – 2ml dung dịch 20% hoặc 2 – 4ml dung dịch 10%. Dùng hít vào hoặc đặt vào khí quản 2 – 3 lần.
Liều dùng dành cho trẻ em
- Dùng trong điều trị làm tan dịch nhầy ở bệnh phổi
Sử dụng dung dịch 20% với liều 3 – 5ml hoặc dung dịch 10% với liều 6 – 10ml đựng trong dụng cụ phun 3 – 4 lần/ ngày. Dùng hít qua một mặt nạ, phẫu thuật mở khí quản hoặc ống ngậm.
Tuy nhiên cũng có trường hợp bác sĩ chỉ định các dung dịch 10 hay 20% đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua ống thông vào khí quản.
- Dùng trong trường hợp chẩn đoán các bệnh về phổi
Trước khi tiến hành xét nghiệm sử dụng 1 – 2ml dung dịch 20% hoặc 2 – 4ml dung dịch 10%. Dùng hít vào hoặc đặt vào khí quản 2 – 3 lần.
- Dùng trong điều trị viêm phế quản cấp
Đối với dạng cốm cho trẻ từ 2 – 5 tuổi: Sử dụng ½ gói/ lần. Dùng 2 – 3 lần/ ngày.
Đối với dạng cốm cho trẻ từ 6 – 14 tuổi: Sử dụng 1 gói/ lần. Dùng 2 lần/ ngày.
Đối với dạng cốm cho trẻ trên 14 tuổi: Sử dụng 1 gói/ lần. Dùng 2 – 3 lần/ ngày.
Trẻ em dưới 1 tuổi hiện tại chưa có chứng minh liều dùng an toàn của thuốc, do đó các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe xảy ra.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng Acetylcystein người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Ù tai.
- Viêm miệng.
- Bề mặt da nổi mề đay.
- Chảy nước mũi.
- Xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa, chóng mặt, nổi mẩn đỏ toàn thân…
Hãy báo ngay cho các bác sĩ, dược sĩ biết để kịp thời xử lý nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm như sốt, rét run, sốc phản vệ.
Thông tin về tác dụng phụ của thuốc Acetylcystein ở trên chưa phải là thông tin đầy đủ, do đó mà người dùng nên chú ý theo dõi cơ thể thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và thông báo cho bác sĩ.
Tương tác thuốc
Các thầy cô khoa Dược của nhà trường cho biết tương tác thuốc xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thuốc hoặc cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe cho người sử dụng. Để hạn chế quá trình tương tác thuốc diễn ra thì bạn nên liệt kê danh sách các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… để được hướng dẫn cách dùng thuốc phù hợp nhất với từng loại bệnh.
Một số loại thuốc có thể tương tác với Acetylcystein như:
- Penicillin
- Oxacillin
- Tetracyclin
- Erythromycin lactobionate
- Natri ampicillin
- Các loại thuốc trị ho khác.
Bên cạnh đó tình trạng sức khỏe của bạn sẽ trở thành tác nhân gây ra tương tác thuốc. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe như: Đang mắc bệnh hen suyễn.
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình dùng Acetylcystein cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của thuốc. Để tránh tình trạng tương tác thuốc do chế độ dinh dưỡng gây ra thì người bệnh nên hỏi bác sĩ, dược sĩ để có lời khuyên về dinh dưỡng tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi dùng Acetylcystein
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ thì cần hết sức thận trọng và điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Người có tiền sử hen suyễn, thường xuyên bị dị ứng thì cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình dùng Acetylcystein.
Acetylcystein được dùng trong điều trị loãng đờm nên sẽ xuất hiện nhiều đờm ở phế quản. Do đó mà bạn cần hút đờm ra để giảm ho và đờm trong phổi.
Thuốc chống chỉ định với người dị ứng các thành phần của thuốc.
Khi dùng Acetylcystein, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những rủi ro phát sinh. Theo dõi cơ thể thường xuyên và chủ động đến các cơ sở y tế ngay khi có xảy ra các dấu hiệu bất thường.
Thuốc Acetylcystein cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Trước khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Thuốc cần tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Những thông tin cung cấp trên do những giảng viên Cao đẳng Dược HCM chia sẻ về thuốc Acetylcystein nhằm giúp mọi người hiểu rõ về tác dụng và hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ.