Thuốc Atorvastatin
Tác dụng của atorvastatin là gì?
Atorvastatin thuộc nhóm thuốc statin hoạt động bằng cách làm giảm lượng cholesterol sản sinh tại gan, giảm lượng cholesterol có hại, triglycerides đồng thời tăng lượng cholesterol có lợi giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ,...Thuốc được dùng cùng với thức ăn.
Thuốc Atorvastatin có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh nơi ẩm ướt như nhà tắm, ngăn đá. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, các chuyên gia y tế thì mỗi loại thuốc có thể có những cách bảo quản khác nhau vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên nhãn thuốc. Đặc biệt lưu ý về vị trí cất giữ thuốc nếu nhà có trẻ em hoặc thú vật nuôi.
Để bảo vệ môi trường xung quanh, bạn không nên vứt thuốc bừa bãi xuống ống nước, toilet. Hãy hỏi ý kiến từ những người có chuyên môn trong việc xử lý rác thải để để có biện pháp, phương án xử lý an toàn và hợp lý.
Thuốc Atorvastatin có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén, thuốc uống: 10 mg, 20 mg, 40 mg, 80 mg.
Cách sử dụng thuốc atorvastatin như thế nào?
- Trước khi uống thuốc bạn nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ hoặc chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc.
- Thuốc Atorvastatin được uống kèm hoặc không kèm với thức ăn tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị, tuổi tác và cả những loại thuốc bạn đang sử dụng để đưa ra liều dùng phù hợp.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên chú ý không được ăn bưởi chùm hoặc uống nước bưởi chùm vì chúng có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lấy thêm thông tin.
- Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc khác để giảm cholesterol thì dùng atorvastatin trước ít nhất 1 giờ hoặc ít nhất 4 tiếng sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị khác. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc này cùng với nhau vì chúng có thể tương tác và ngăn chặn sự hấp thụ thuốc.
- Để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả cao nhất, bạn hãy nhớ uống thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột ngay cả khi bạn đã cảm thấy sức khỏe tốt hơn vì hầu hết những người bị hiện tượng rối loạn lipid huyết hoặc triglycerides đều không cảm thấy bị bệnh.
- Sau khi sử dụng thuốc để điều trị có thể bạn phải mất đến 4 tuần thuốc mới phát huy hết tác dụng. Trong giai đoạn này, bạn cần phải hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể.
Liều dùng thuốc Atorvastatin
Liều dùng thuốc atorvastatin cho người lớn
- Liều dùng dành cho người lớn phòng ngừa bệnh tim mạch là 10-80mg/ ngày/lần.
- Liều dùng dành cho người lớn bị máu nhiễm mỡ là 10, 20 hoặc 40mg ngày/lần. Với những bệnh nhân cần giảm LDL-Cholesterol hơn 45% uống khoảng 40mg.
Liều dùng cho trẻ em
- Liều dùng dành cho bệnh nhi bị tăng cholesterol máu do di truyền trong giai đoạn tuổi từ 10-17 tuổi uống 10mg mỗi ngày. Liều dùng tối đa là 20mg/ngày, việc điều chỉnh liều lượng phải được thực hiện sau khoảng 4 tuần theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn
Tác dụng phụ
- Sau khi uống thuốc bạn có thể sẽ cảm thấy đau người, mệt mỏi, yếu cơ mà không rõ nguyên nhân.
- Gặp phải một số vấn về về trí nhớ, lú lẫn.
- Bị sốt hoặc cảm thấy mệt mỏi bất thường.
- Đi tiểu ít hơn, vô niệu, nước tiểu đậm màu hơn bình thường hoặc đi tiểu nhiều hơn.
- Cảm thấy sưng tấy, tăng cân, khô da, mắt mờ, giảm cân bất thường.
- Cảm thấy khát nước thường xuyên hơn, đói, miệng khô, hơi thở mùi trái cây, buồn ngủ ,...
- Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác nữa như: Buồn nôn, đau vùng thượng vị, ngứa, chán ăn, phân màu vàng, tiêu chảy, ...
Trên đây là một số biểu hiện tác dụng phụ của thuốc, không phải ai cũng có những những triệu chứng như vậy, có thể còn những tác dụng phụ khác chưa được cập nhật. Vì vậy, trong quá trình uống thuốc nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Một số điều cần phải thận trọng
- Hãy thông báo với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng kể cả các loại thuốc được kê toa, không được kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc các loại thuốc bạn đang chuẩn bị có dự định sử dụng. Đặc biệt là một số loại thuốc như sau:
- Thuốc chống nấm như itraconazole (Sporanox) và ketoconazole (Nizoral); boceprevir (Victrelis); cimetidine (Tagamet); clarithromycin (Biaxin);
- Thuốc chứa cobicistat (Stribild); colchicine (Colcrys); digoxin (Lanoxin); efavirenz (Sustiva, trong Atripla);
- Thuốc tránh thai uống; thuốc trị rối loạn lipid huyết khác như fenofibrate (Tricor), gemfibrozil (Lopid), và niacin (acid nicotinic, Niacor, Niaspan);
- Thuốc ức chế protease HIV như darunavir (Prezista), fosamprenavir (Lexiva), lopinavir (trong Kaletra), nelfinavir (Viracept), ritonavir (Norvir, trong Kaletra), saquinavir (Invirase), và tipranavir (Aptivus);
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch như cyclosporin (Neoral, Sandimmune); rifampin (Rifadin, Rimactane); spironolactone (Aldactone); và telaprevir (Incivek).
- Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang bị các bệnh về gan.
- Hãy nói với bác sĩ điều trị nếu bạn đang uống 2 loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
- Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đã 65 tuổi và đã từng bị bệnh gan, đau yếu cơ, tiểu đường, động kinh, huyết áp thấp, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh thận.
- Thông thường phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Hãy nói với bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì bạn không nên dùng vì thuốc atorvastatin có thể gây hại cho thai nhi.
- Nếu bạn chuẩn bị hoặc đang có phẫu thuật hoặc phải nhập viện vì chấn thương nghiêm trọng, nhiễm trùng, hãy nói với bác sĩ ngay.
- Một số thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng nguy cơ tác dụng nghiêm trọng của thuốc cần phải lưu ý: Rượu, bia, các loại chất kích thích có cồn, …
- Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe như mắc các bệnh về: tiểu đường, suy giáp, rối loạn điện giải nghiêm trọng, rối loạn nội tiết tố nghiêm trọng, hạ huyết áp, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, nhiễm trùng huyết, bệnh gan, men gan cao, đột quỵ, thiếu máu,...
- Trong trường hợp uống thuốc quá liều và có các biểu hiện bất thường cần phải đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để điều trị.
- Trong trường hợp bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Nếu liều dùng đó đã quá sát với liều thuốc kế tiếp thì bạn không nên uống nữa, tránh uống liều gấp đôi.
Trên đây, Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn đã tổng hợp đầy đủ các thông tin cần thiết nhất về thuốc atorvastatin để các bạn tham khảo. Khi uống bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc làm chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ. nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.