Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tác dụng của Anagrelide là gì? Cách sử dụng ra sao để đạt hiệu quả cao?

Cập nhật: 09/12/2021 11:54 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích về thuốc Anagrelide như tác dụng trong điều trị bệnh gì? Có cách dùng ra sao? Tác dụng phụ người bệnh gặp phải sẽ như thế nào? Lưu ý gì trong quá trình sử dụng?... Hãy cùng đón đọc nhé!    

Tác dụng của Anagrelide là gì? Cách sử dụng ra sao để đạt hiệu quả cao?

Anagrelide thường được dùng trong điều trị các triệu chứng rối loạn máu do tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu.

Tiểu cầu chính là các tế bào máu được cơ thể sử dụng trong việc tạo ra các cục máu đông. Khi có quá nhiều tiểu cầu được tạo ra sẽ dẫn đến các vấn đề trong hệ tuần hoàn như việc xuất hiện các cục máu đông không cần thiết và gây chảy máu. Việc dùng thuốc Anagrelide sẽ giúp làm giảm đi số lượng tiểu cầu trong máu.

Ngoài ra thuốc sẽ được dùng điều trị trong các trường hợp bệnh khác khi được bác sĩ điều trị mà chưa liệt kê ở trên. Nếu bạn có các thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp chi tiết đầy đủ.

Liều dùng và cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Dùng thuốc Anagrelide có thể kèm với thức ăn hoặc không kèm với thức ăn đều được. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày xảy ra thì nên dùng thuốc kèm với thức ăn.

Trong các trường hợp thông thường thì dùng thuốc với 2 – 4 lần/ ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Còn những trường hợp như trẻ em hoặc người mắc các vấn đề về gan thì ban đầu chỉ nên dùng 1 liều/ ngày.

Người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên dùng nhiều hơn 2,5 mg với liều đơn hoặc nhiều hơn tổng cộng 10 mg trong một ngày.

Dùng thuốc vào một thời gian nhất định trong ngày để có hiệu quả điều trị cao khi duy trì nồng độ thuốc ở mức ổn định và đồng thời sẽ giúp bạn chế tình trạng quên liều xảy ra.

Kiên trì điều trị ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện. Tuyệt đối không được ngừng việc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì sẽ khiến lượng tiểu cầu tăng trở lại.

Trong quá trình dùng thuốc trong điều trị thì người bệnh cần kiểm tra lượng máu thường xuyên để theo dõi được tình trạng và từ đó điều chỉnh liều dùng cho phù hợp hơn.

Thông báo cho bác sĩ nếu khi dùng thuốc người bệnh diễn biến bệnh tồi tệ hơn khi chưa tiến hành điều trị.

Liều dùng dành cho người lớn

  • Dùng trong điều trị cho trường hợp bị tăng tiểu cầu

Liều dùng ban đầu: Sử dụng uống 0,5mg/ 4 lần/ ngày. Hoặc uống 1mg/ hai lần/ ngày trong ít nhất 7 ngày liên tiếp.

Liều dùng duy trì: Sử dụng liều dùng thấp để giảm và duy trì số lượng tiểu cầu ở mức thông thường.

Lưu ý liều dùng tăng không quá 0,5mg/ ngày trong khoảng 1 tuần. Liều dùng tối đa không vượt quá 10mg/ ngày hoặc 2,5 mg khi điều trị đơn liều.

thuoc-Anagrelide
Thuốc Anagrelide sẽ giúp làm giảm đi số lượng tiểu cầu trong máu

Liều dùng trong điều trị cho trẻ em

  • Điều trị trong trường hợp trẻ mắc bệnh bạch cầu tủy mãn tính

Liều dùng ban đầu: Sử dụng uống 0,5mg/ 4 lần/ ngày. Hoặc uống 1mg/ hai lần/ ngày trong ít nhất 7 ngày liên tiếp.

Liều dùng duy trì: Sử dụng liều dùng thấp để giảm và duy trì số lượng tiểu cầu ở mức thông thường.

Lưu ý liều dùng tăng không quá 0,5mg/ ngày trong khoảng 1 tuần. Liều dùng tối đa không vượt quá 10mg/ ngày hoặc 2,5 mg khi điều trị đơn liều.

  • Dùng trong trường hợp điều trị khi trẻ bị tăng lượng tiểu cầu

Liều dùng ban đầu: Sử dụng uống 0,5mg/ 4 lần/ ngày. Hoặc uống 1mg/ hai lần/ ngày trong ít nhất 7 ngày liên tiếp.

Liều dùng duy trì: Sử dụng liều dùng thấp để giảm và duy trì số lượng tiểu cầu ở mức thông thường.

Lưu ý liều dùng tăng không quá 0,5mg/ ngày trong khoảng 1 tuần. Liều dùng tối đa không vượt quá 10mg/ ngày hoặc 2,5 mg khi điều trị đơn liều.

Tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa nếu thấy có các triệu chứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, lưỡi, môi, họng…

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Thở khó khăn, thở khò khè hoặc có cảm giác đau ở lồng ngực kèm theo triệu chứng ho khan.
  • Tăng cân nhanh chóng hoặc cảm thấy khó thở ngay cả khi không gắng sức.
  • Lồng ngực bị đau hoặc có cảm giác nặng ở lồng ngực, cảm giác đau lan tỏa ra khắp cánh tay.
  • Một bên cơ thể bồng có triệu chứng tê đột ngột hoặc yếu dần đi.
  • Đau đầu dữ dội và thị lực bị ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Tình trạng đau dạ dày nặng.
  • Xuất hiện các bầm tím và chảy máu bất thường như chảy máu mũi, máu miệng, âm đạo kèm theo các triệu chứng đốm tím, đỏ dưới da.
  • Cơ thể sốt ớn lạnh, đau nhức cơ thể và xuất hiện các triệu chứng giống như cúm.

Một số các tác dụng phụ không quá nghiêm trọng như:

  • Đau đầu nhẹ, chóng mặt.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Tiêu chảy và có các triệu chứng táo bón, đầy hơi, đau bụng.
  • Cảm giác tê liệt ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Thị lực và thính lực có các  ảnh hưởng nhất  định.
  • Đau lưng.

Danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, người bệnh có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và hạn chế các biến chứng nguy hiểm thì ngay khi có các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc Anagrelide nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý cho phù hợp hơn.

thuoc-anagrelide
Da dễ bị bầm tím là một trong các tác dụng phụ do thuốc Anagrelide gây ra

Tương tác thuốc

Muốn tránh quá trình tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… để được điều chỉnh liều dùng cho phù hợp hơn.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Anagrelide như:

  • Aspirin: làm tăng nguy cơ gây chảy máu khi sử dụng chung với anagrelide.
  • Các chất ức chế CYO1A2: gia tăng nồng độ của anagrelide trong huyết tương. Lúc này cần theo dõi các triệu chứng tai biến tim mạch và chuẩn độ liều cho phù hợp khi dùng đồng thời cả anagrelide và các chất ức chế CYO1A2.
  • Thuốc gây cảm ứng CYP1A2: Nhóm thuốc này làm giảm nồng độ của thuốc anagrelide. Trong trường hợp cần thiết hãy tăng liều anagrelide, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các chất nền CYO1A2: Thuốc anagrelide sẽ làm thay đổi nồng độ của chất nền  CYP1A2.

Ngoài ra thì tình trạng sức khỏe cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc. Hãy cho bác sĩ biết các bệnh lý hoặc bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải đặc biệt các bệnh lý như:

  • Mắc các vấn đề về chảy máu.
  • Có tiền sử suy tim sung huyết, bệnh tim, các vấn đề về nhịp tim…
  • Huyết áp thấp.
  • Mắc các bệnh lý như bệnh suy thận, bệnh phổi, bệnh gan ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải.
  • Hạ kali máu.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc

Nên theo dõi thường xuyên số lượng tiểu cầu vì sau khi ngừng điều trị bằng thuốc anagrelide sẽ tăng trở lại trong khoảng 4 ngày và trở về mức trước điều trị trong vòng 10 – 14 ngày.

Anagrelide có thể sẽ gây ra chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu khi thay đổi đột tư thế, do đó người bệnh thường xuyên lái xe hoặc vận hành máy móc thì cần chú ý thời gian sử dụng. 

Thuốc sẽ làm cho làn da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời nên cần có kế hoạch tránh tiếp xúc hoặc cần thực hiện các biện pháp tránh nắng như mặc quần áo bảo hộ, sử dụng kem chống nắng, đeo kính…

Trong trường hợp dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân suy gan thì nên giảm liều và theo dõi thường xuyên tim mạch. Tuyệt đối không dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc suy gan nặng.

Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.

Mọi thông tin về Thuốc Anagrelide được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để có được những thông tin giải đáp đầy đủ và chi tiết.