Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu công dụng của thuốc Acetazolamide

Cập nhật: 24/05/2021 10:28 | Trần Thị Mai

Bài viết chia sẻ này sẽ giới thiệu cho bạn đọc  những thông tin về thuốc Acetazolamide như công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, các lưu ý khi sử dụng để kết thúc quá trình dùng thuốc đạt hiệu quả cao. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!  

Tìm hiểu công dụng của thuốc Acetazolamide

Acetazolamide có những dạng, hàm lượng sau:

  • Viên nang phóng thích kéo dài 12 giờ, thuốc uống hàm lượng 500mg;
  • Viên nén, dạng thuốc uống: Acetazolamide 125mg, Acetazolamide 250mg;
  • Bột dung dịch đông khô, thuốc dạng tiêm: Acetazolamide 500mg.

Công dụng của thuốc Acetazolamide

Một số các công dụng của thuốc Acetazolamide như:

  • Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh say độ cao.
  • Khi bạn có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, khó thở hoặc khi thay đổi độ cao đột ngột thì sẽ được chỉ định dùng Acetazolamide để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đó.
  • Dùng kết hợp với các loại thuốc khác trong điều trị vấn đề về mắt như tăng nhãn áp góc mở.
  • Thay thế trong trường hợp dùng làm thuốc lợi tiểu.
  • Do nguyên nhân suy tim sung huyết  hoặc một số loại thuốc làm tích tục các chất lỏng trong cơ thể thì sẽ dùng Acetazolamide trong điều trị.
  • Dùng trong điều trị các dạng động kinh nhẹ hoặc co giật chưa rõ nguyên nhân.
  • Sử dụng Acetazolamide trong điều trị chứng liệt theo chu kỳ.

Theo các giảng viên Khoa Điều dưỡng của trường chia sẻ thì Acetazolamide sẽ được dùng điều trị trong nhiều trường hợp khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc có  thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để thêm nhiều thông tin chi tiết nhé.

Liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc Acetazolamide

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Đối với thuốc dạng viên nén hay viên nang thì người bệnh cũng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Dạng viên nang thì bạn cần uống cả viên, tuyệt đối không làm vỡ hoặc uống theo cách nhai viên nang vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc.

Khi bạn muốn uống để phòng tránh say độ cao thì bạn cần uống trước 1 – 2 ngày khi bắt đầu lên cao. Và ngay cả khi đang lên cao, sau khi lên cao từ 1 – 2 ngày vẫn cần dùng thuốc để không xuất hiện các triệu chứng sợ độ cao.

Không tự ý tăng, giảm liều theo sở thích của bản thân khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu dừng liều đột ngột có thể gây ra tình trạng sức khỏe trở lên trầm trọng hơn rất nhiều.

Thường xuyên ăn thêm các thực phẩm giàu kali như chuối, nước cam trong suốt thời gian uống thuốc để tránh làm giảm nồng độ kali trong máu của người bệnh.

Liều dùng thuốc dành cho người lớn

Dùng trong điều trị cho người bị bệnh phù 

  • Sử dụng truyền vào tĩnh mạch hoặc uống với liều từ 250 - 375mg/ lần/ ngày. 
  • Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn tiếp tục muốn sử dụng điều trị Acetazolamide, nhưng tốt nhất không nên dùng để thận phục hồi. 

Dùng trong điều trị cho người bị say độ cao cấp tính

  • Đối với dạng viên nén thì uống với liều lượng 125 - 250mg. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 - 12 giờ.
  • Đối với dạng viên nang phóng thích kéo dài thì sử dụng với liều 500mg. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 12 - 24 giờ. Không vượt quá 1gram/ ngày. 

Dùng trong điều trị cho người bị tăng nhãn áp 

Đối với trường hợp tăng nhãn áp góc mở:

  • Dạng viên nén hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch với liều lượng 250mg. Sử dụng thuốc từ 1 - 4 lần/ ngày. 
  • Dạng viên nang phóng thích: Sử dụng 1 - 2 lần/ ngày với liều lượng 500mg. 

Đối với trường hợp tăng nhãn áp góc đóng:

  • Dùng để truyền vào tĩnh mạch với liều lượng từ 250mg đến 500mg. Khoảng cách giữa các liều dùng từ 2 - 4 giờ và không vượt quá 1gram/ ngày.  

Dùng trong dự phòng cho trường hợp co giật 

  • Sử dụng 8 - 30mg/ kg/ ngày. Chia làm 1 - 4 lần/ ngày. Tuy nhiên liều lượng tối đa không vượt quá 1mg. 
  • Nếu như người bệnh đã dùng một số loại thuốc chống co giật khác thì chỉ nên dùng Acetazolamide với liều lượng 250mg/ lần/ ngày. Trường hợp dùng riêng biệt Acetazolamide trong điều trị co giật, sử dụng 375 - 1000mg nếu chức năng thận của người bệnh đáp ứng tốt.  
Acetazolamide-la-thuoc-giup-ngan-ngua-va-dieu-tri-chung-say-do-cao
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để đạt hiệu quả cao sau quá trình điều trị

Liều dùng dành cho trẻ em

Dùng trong điều trị cho trẻ bị tăng nhãn áp 

  • Đối với thuốc dạng uống: sử dụng 8mg-30mg/kg/ngày hoặc 300mg-900mg/m² da/ngày. Khoảng cách giữa các liều dùng là 8 giờ. 
  • Đối với dạng thuốc truyền vào tĩnh mạch: Sử dụng 20 - 40 mg/kg/ngày. Khoảng cách giữa các liều dùng là 6 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 1gram. 

Dùng trong điều trị cho trẻ bị chứng phù 

  • Đối với dạng thuốc truyền vào tĩnh mạch: Sử dụng 5mg/kg hoặc 150mg/m² da một lần một ngày.

Dùng trong điều trị cho trẻ bị động kinh 

  • Đối với dạng thuốc uống: Sử dụng 8mg-30mg/kg/ngày bạn chia ra 1 đến 4 lần. Liều lượng tối đa không vượt quá 1gram/ ngày.  

Dùng trong điều trị cho trẻ bị tràn dịch màng não 

  • Đối với dạng thuốc uống hoặc truyền tĩnh mạch: Sử dụng 20mg đến 100mg/kg/ngày. Khoảng cách giữa các liều dùng là 6 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 2 gram. 

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng Acetazolamide người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thị lực suy giảm, nhìn mờ.
  • Ăn không ngon miệng, vị giác thay đổi.
  • Có các triệu chứng táo bón, tiêu chảy kéo dài.
  • Thường xuyên buồn ngủ trong quá trình dùng thuốc.
  • Tần suất đi tiểu tăng lên.
  • Bị buồn nôn hoặc nôn mửa.

Có những tác dụng phụ khác chưa được liệt kê ở trên, nên trong quá trình sử dụng Acetazolamide nếu có biểu hiện lạ nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Có những loại thuốc không thể dùng chung với thuốc này vì có thể xảy ra phản ứng tương tác thuốc Acetazolamide gây hậu quả nghiêm trọng một số tên như:

  • Metformin, Mitotane, Nilotinib;
  • Arsenic Trioxide, Carbamazepine, Ceritinib;
  • Aspirin
  • Siltuximab, Sotalol;
  • Các thuốc chứa hoạt chất ức chế anhydrase carbonic: methazolamide, quinidine cyclosporine, phenytoin, natri bicarbonate,…
  • Dabrafenib, Digitalis, Droperidol;
  • Eslicarbazepine Acetate, Idelalisib, Levomethadyl;
  • Piperaquine, Proscillaridin, Quinidine;

Để tránh tình trạng này thì bệnh nhân cần liệt kê danh sách những loại thuốc đang dùng để các bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

Các loại bệnh khác cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc dùng thuốc Acetazolamide. Vì thế, người bệnh cần báo cho bác sĩ ngay khi cảm thấy sức khỏe không ổn định như bình thường.

Bạn cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng và tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, không bảo quản thuốc trong phòng tắm cũng không lưu trữ thuốc trong ngăn đá.

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhằm tránh các ảnh hưởng có thể xảy ra cho thai nhi, trẻ nhỏ.

Đồng thời trong thời gian điều trị với thuốc bạn tuyệt đối không tự ý dùng, tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bài viết do được các giảng viên tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng Acetazolamide để đạt hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng cho sức khỏe.