Đã có trường hợp tử vong vì mắc cúm mùa
Cụ thể có trường hợp một phụ nữ mang song thai, quê Thanh Hóa đã tử vong do bị biến chứng quá nặng khi mắc cúm mùa. Theo thông tin được biết thai phụ ban đầu chỉ có những biểu hiện cúm thông thường, sau khi có dấu hiệu bị nặng được đưa đến viện điều trị ở bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu, thở máy và chạy tim phổi tuy nhiên sau 2 tuần điều trị thai phụ cùng con đã tử vong do suy hô hấp, viêm phổi nặng.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người bình thường khi nói chuyện, hắt hơi, khi ho. Khi bị cúm nhiều người dễ nhầm với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu...
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi trong vòng 2 tuần trở lại đây, có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm mùa trong đó có hơn 100 trường hợp phải chỉ định nhập viện điều trị . Có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản do cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc.
Cách phòng chống ngừa cúm mùa cho trẻ nhỏ
Theo PGS, TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cho biết: "Khi bị cúm, cha mẹ dùng kháng sinh cho trẻ là hoàn toàn sai mà chúng ra cần dùng thuốc điều trị virus gây bệnh, phụ huynh dùng kháng sinh chỉ gây ra tốn kém mà không có hiệu quả".
Tỉ lệ mắc cúm ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng mạnh, biểu hiện chung của bệnh nhân là sốt cao, có thể sốt liên tục 39-40 độ, chảy nước mũi, ho...
Bị cúm khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn
Ai cũng có khả năng mắc bệnh nhưng biến chứng cúm mùa hay gặp ở người già, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, nhất là phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể bị dị tật thai nhi. Các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe chính mình tránh để bị nhiễm dịch cumsm không chỉ làm bản thân mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không ít đến thai nhi.
Tiêm ngừa vắcxin cúm hàng năm cho trẻ
Vắc-xin được biết đến là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm. Phụ huynh cho trẻ tiêm vắc xin cúm hàng năm sẽ giúp trẻ được bảo vệ một cách đầy đủ và tốt nhất khỏi virus gây bệnh. Tiêm nhắc lại vắc xin hàng năm để trẻ được đảm bảo đủ mũi chống lại virus.
Tiêm vacxin để phòng ngừa dịch cúm mùa cho trẻ
Tổ chức y tế thế giới WHO cũng đưa ra khuyến cáo là trẻ em dưới 5 tuổi nên tiêm ngừa vắc-xin cúm hàng năm. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng kém nên dễ mắc dịch cúm do vậy cha mẹ cần tiêm vắc xin để bảo vệ trẻ một cách gián tiếp.
Phòng ngừa dịch cúm trong sinh hoạt hàng ngày
Những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày này cần được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn sẽ giúp phòng ngừa bệnh cúm lây lan.
Cho trẻ em tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, trẻ bị cúm cần được cách ly ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.
Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi để tránh làm lây lan virus sang đồ dùng, vật dụng.
Vệ sinh cá nhân, áp dụng thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, khi có triệu chứng ho, sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Khi trẻ nằm viện thì nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người đến thăm hỏi, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang virus cúm ra cộng đồng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận biết được sự nguy hại để phòng tránh, chú ý đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cúm.
Điều trị bằng thuốc khi có chỉ định
Đây chính là phương pháp gián tiếp tránh được nguy cơ lây lan bệnh dịch cho cộng đồng, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhằm dự phòng bệnh cúm lây lan. Thường thì điều trị bằng thuốc sẽ thực hiện đối với trẻ em được nhập viện nhằm giảm đi triệu chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Theo Cao đẳng y Dược Sài Gòn tổng hợp