Nhiều trường ĐH tăng học phí cao trong năm 2018
Năm nay, nhiều thí sinh sau khi thi đỗ vào các trường ĐH với niềm vui chưa được bao lâu thì lại phải đối đầu với khó khăn học phí tăng lên khá cao so với những năm trước đây. Tiêu biểu trong số đó là Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng lên đến 4,4 triệu đồng/tháng đối với ngành Bác sĩ đa khoa.
Theo như học phí dự kiến trước đây chỉ là 1,07 triêu đồng đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM, sinh viên không có hộ khẩu tại TPHCM là 2,2 triệu đồng thì hiện tại học phí một số ngành của nhà trường đang bị tăng gấp 3,4-4,1 lần. Điều đáng nói là trước ngày thí sinh ký dự thi, nhà trường công bố thông tin học phí không đúng theo quy chế của Bộ GD&ĐT mà chỉ mập mờ với câu: " Nhà trường sẽ công bố trên web sau khi được UBND TP.HCM phê duyệt đề án tự chủ tài chính”.
Theo đó, trường Đại học Y dược Cần Thơ năm nay có mức thu học phí tối đa bình quân là 18 triệu/SV/năm, sẽ tăng dần mỗi năm khoảng 1,2 triệu. Đại học Công nghiệp Hà Nội áp dụng mức phí bình quân là 14 triệu/SV/năm tăng gấp đôi so với những năm trước
Nỗi lo tăng học phí đột ngột của nhiều sinh viên
Nhiều sinh viên bày tỏ nỗi lo nếu các trường đại học cứ tiếp thục tăng học phí đột ngột và cao như thế này thì chỉ có sinh viên con nhà giàu mới theo học được còn các bạn gia đình khó khăn có lẽ sẽ phải từ bỏ con đường tương lai của mình khi không thể lo đủ học phí.
- Tham khảo thêm: Mức học phí và điều kiện miễm giảm học phí Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Học phí tăng sinh viên nghèo có nên đầu tư mạo hiểm
Với tình trạng học phí tăng đột ngột như vậy, nhiều thí sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể theo học tại trường và bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết thế nào mới phải. Theo thông tin, hiện tại chính phủ đang soạn thảo nghị định cơ chế của các trường ĐH, CĐ dự tính đến năm 2020 sẽ co 100% các trường hoạt động tự chủ. Khi đó, nguồn kinh phí từ nhà nước sẽ bị cắt vì vậy các trường đành phải tăng học phí.
Liệu sinh viên nghèo có nên tiếp tục theo học khi học phí tăng cao
Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Sinh viên nên chấp nhận mức học phí tăng này và coi đó là một phi vụ đầu tư cho tương lai vì trước hay sau thì các trường cũng sẽ được giao quyền tự chủ và có mức học phí mới. Nhiều người đưa ra ý kiến là nếu học phí tăng cao thì đồng nghĩa vơi chất lượng cũng phải được nâng lên tương xứng. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một câu hỏi bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp rõ ràng.
Việc tăng học phí này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các sinh viên nghèo. Nhà nước cùng nhà trường nên có những chính sách, quy chế phù hợp hỗ trợ các bạn sinh viên khi tăng học phí để các bạn có thể yên tâm học tập tại trường, bước tiếp trên con đường tương lai của mình.