Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Sau mắc COVID-19, khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng trong bao lâu?

Cập nhật: 25/12/2021 10:47 | Trần Thị Mai

Theo một nghiên cứu mới về kiểm tra chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng, việc mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới trong nhiều tuần sau khi phục hồi bệnh.

Sau mắc COVID-19, khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng trong bao lâu?

Nghiên cứu này được thực hiện ở Bỉ, lấy mẫu tinh dịch từ 120 đàn ông ở Bỉ có độ tuổi trung bình là 35  trong vòng trung bình 52 ngày sau khi các triệu chứng COVID-19 của những người này hết hẳn. Kết quả, mẫu tinh dịch được lấy từ 35 người đàn ông trong vòng một tháng sau khi khỏi bệnh cho thấy khả năng di chuyển của tinh trùng giảm 60% và số lượng tinh trùng giảm 37%.

Các mẫu từ 51 bệnh nhân được lấy từ một đến hai tháng sau khi hồi phục cho thấy 37% đã giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và 29% có số lượng tinh trùng thấp, giảm tiếp xuống 28% và 6% sau ít nhất hai tháng trôi qua.

Như vậy, theo thời gian kể từ khi phục hồi từ COVID-19 tăng lên, chất lượng của tinh trùng cũng được cải thiện. Theo nghiên cứu này, hiện tượng ảnh hưởng DNA của tinh trùng hầu hết diễn ra trong tháng đầu sau nhiễm. 1/4 người tham gia nghiên cứu có các thông số bình thường về tinh trùng trong khi 25,4% có hai thông số bất thường.

Tuy nhiên, khoảng 53 ngày sau khi được chẩn đoán nhiễm virus, các xét nghiệm PCR tinh trùng đều không phát hiện RNA của virus SARS-CoV-2 trong bất cứ mẫu tinh dịch nào của 120 tình nguyện viên. Các thông số về chất lượng tinh trùng trở lại mức bình thường sau 2 tháng kể từ khi nhiễm.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết họ đã tìm thấy "bằng chứng mạnh mẽ" rằng COVID-19 không thể lây truyền qua đường tình dục qua tinh dịch sau khi một người đã khỏi bệnh.

Tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu để biết chính xác thời gian để phục hồi hoàn toàn các chỉ số về tinh trùng.

Được biết, một số loại virus như cúm có thể làm "hỏng" tinh trùng. Trong trường hợp bị cúm, nhiệt độ cơ thể cao do sốt là nguyên nhân.

Nhưng trong trường hợp của COVID-19, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa sự hiện diện hoặc mức độ nghiêm trọng của sốt và chất lượng tinh trùng. Thay vào đó, họ tin rằng nguyên nhân có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các thử nghiệm cho thấy nồng độ cao hơn của các kháng thể COVID-19 trong huyết thanh của bệnh nhân có tương quan chặt chẽ với việc giảm chức năng tinh trùng, các nhà nghiên cứu cho biết, điều này cho thấy "nguyên nhân miễn dịch chứ không phải do sốt của rối loạn chức năng tinh trùng tạm thời".

Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng không có RNA COVID-19 trong tinh dịch của những bệnh nhân đã vượt qua được virus, nhưng thực tế là các kháng thể đang tấn công tinh trùng cho thấy virus có thể "phá vỡ hàng rào bảo vệ tinh hoàn" trong thời kỳ đỉnh điểm của nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu cho biết.

Điều này bổ trợ thêm thông tin cho một nghiên cứu trước đó từ Vũ Hán ở Trung Quốc, nơi xét nghiệm PCR trên các mẫu tinh dịch của bệnh nhân nhiễm COVID có kết quả dương tính với coronavirus.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp