Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nâng chuẩn trình độ chuẩn của giáo viên cần có lộ trình phù hợp

Cập nhật: 15/10/2019 16:03 | Nhâm PT

Luật Giáo dục 2019 về trình độ chuẩn của giáo viên quy định bắt đầu từ 01/7/2020, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên. Theo quy định này không ít giáo viên phải “lao đao”.

Nâng chuẩn trình độ chuẩn của giáo viên cần có lộ trình phù hợp

Điểm mới về trình độ chuẩn của giáo viên tại Luật Giáo dục 2019

Trình độ chuẩn của giáo viên theo Luật Giáo dục 2019 được quy định như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học
  • Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông
  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học
  • Có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020 và thay thế Luật Giáo dục 2005. Luật Giáo dục sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 và đối với những giáo viên chưa đủ chuẩn trình độ sẽ được đào tạo lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ đào tạo lại trình độ cho khoảng 400-500 nghìn giáo viên chưa đạt yêu cầu về trình độ. Đây là bài toán tương đối khó đối với ngành giáo dục trước khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và cũng khiến cho không ít giáo viên lo lắng, dở khóc dở cười trước quy định này.

Ngoài những quy định trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành thêm 04 Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục 2019 gồm có:

- Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục

- Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm

- Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non

- Nghị định quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ 05 Nghị định trên vào tháng 4/2020.

Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn đối với giáo viên có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019.

So với Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 về trình độ chuẩn của giáo viên có 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí thì Thông tư 20 này, khi triển khai thực hiện rất dễ rơi vào hoàn cảnh chết dở, sống dở như Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2009. Thông tư 20 này mỗi giáo viên được đánh giá ở 4 mức tốt, khá, đạt và chưa đạt dựa trên 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí.

Giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học nên đây giống như vấn đề hình thức, toàn xếp loại tốt, khá cất tủ để đối phó với kiểm tra của cấp trên khi cần đến, chứ chẳng có tác dụng, hiệu quả gì. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Việc đánh giá này sẽ thấy rõ bệnh thành tích và bệnh hình thức xếp loại cán bộ giáo viên.

Ở Luật giáo dục mới này, còn một số hạn chế như chưa quy định việc giáo viên chưa đạt thì phải xử lý ra sao. Không có chế tài cụ thể thì rất khó để thông tư này đi vào thực chất.

Theo NQ, giáo viên tiểu học phải có trình độ từ ĐH trở lên

Theo NQ, giáo viên tiểu học phải có trình độ từ ĐH trở lên

Theo một số ý kiến của giáo viên thì việc nâng cao bằng cấp là cần thiết nhưng có nâng cao được chuyên môn hay không lại là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Vậy nên thay vì bắt buộc giáo viên phải học cho đủ chuẩn về trình độ thì việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên sẽ thiết thực và hiệu quả hơn rất nhiều.

Trước đây, bậc mầm non giáo viên trình độ trung cấp thì bây giờ được nâng lên trình độ cao đẳng. Những giáo viên tiểu học thì nâng chuẩn từ trung cấp lên đại học và giáo viên cấp trung học cơ sở được nâng chuẩn từ cao đẳng lên đại học. Như vậy, với quy định mới đề ra thì chuẩn trình độ đào tạo tối thiểu đối với giáo viên mầm non sẽ là cao đẳng và giáo viên phổ thông có trình độ tối thiểu phải là đại học. Có quan điểm cho rằng việc đào tạo lại để nâng cao trình độ là bắt buộc và cũng là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhất là khi chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thì những giáo viên có bằng cấp thấp hơn sẽ gặp khó khăn, áp lực công việc.

Việc đặt ra yêu cầu chuẩn đào tạo giáo viên sẽ tạo ra hình thức đối phó khi giáo viên chỉ cần nộp tiền và đến học để hợp thức hóa bằng cấp. Những giáo viên có trình độ trung cấp hay cao đẳng cũng chỉ đào tạo trong một thời gian ngắn sẽ hoàn thiện về bằng cấp. Cho nên nâng chuẩn trình độ giáo viên cần có lộ trình phù hợp, đào tạo hình thức nào sẽ thiết thực hơn đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

 Nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng là cần thiết vì giáo viên mầm non thực chất cần phải đáp ứng được những yêu cầu cao chứ không phải là thấp. Tuy nhiên cần phải làm rõ nguồn lực tài chính ở đâu để thực hiện, đồng thời đề nghị phải có lộ trình phù hợp.Việc đào tạo để cho 25% giáo viên hiện nay đủ chuẩn về trình độ có lẽ không khó, nhưng cần có phương pháp phù hợp.

Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp