Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nếu trượt đại học thì sao? Nên làm gì khi trượt đại học?

Cập nhật: 17/10/2019 16:04 | Nhâm PT

Mục tiêu của đa số các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT là phải đỗ đại học, tuy nhiên không phải ai cũng may mắn đỗ đạt. Vì vậy đã có không ít người đặt ra câu hỏi, nếu trượt đại học thì sao? Nên làm gì khi trượt đại học?. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn nếu như lỡ trượt đại học để giúp bạn thấy rằng đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Nếu trượt đại học thì sao? Nên làm gì khi trượt đại học?

Vượt qua chính mình

Bạn hãy luôn nhớ rằng Đại học không phải duy nhất dẫn đến thành công, và cũng không phải con đường duy nhất tạo nên cuộc sống. Trượt đại học cũng sẽ giúp cho bạn nhận ra rằng cuộc sống này còn rất nhiều điều đáng sợ hơn mà bạn phải trải qua, đó chỉ là vấp ngã đầu đời để bạn trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Nó cũng quan trọng không kém việc đỗ đại học vậy.

Việc bạn tham gia vào kỳ thi đại học cũng giống như việc bạn tham gia vào cuộc thi, sẽ có người thắng và người thua. Ở nước nào cũng sẽ có tình trạng sinh viên trượt đại học, lý do vì lượng người đăng ký học đại học thì lớn nhưng lượng người trường đại học có thể đào tạo lại có chỉ tiêu hạn chế, bởi vậy mới có điểm chuẩn, điểm sàn để sàng lọc thí sinh. Trong cuộc thi đường lên đỉnh luôn chọn ra 4 học sinh ưu tú nhất đại diện cho các trường tham gia tranh tài, tuy nhiên vòng nguyệt quế thì lại chỉ trao được cho một người duy nhất. Thi đại học cũng như vậy, thí sinh được chọn là những người xuất sắc nhất, khi bạn không xuất sắc hơn các đối thủ khác thì bạn sẽ trượt. Vấn đề ở đây là bạn phải vượt qua chính mình và bắt đàu với hành trình mới sau khi trượt đại học.

Thời gian này cha mẹ các em cũng không nên tạo áp lực quá lớn cho con cái, dễ dẫn đến tâm lý tiêu cực và chán nản, xấu hổ cho các em khi không thi đỗ đại học, điều đúng đắn bố mẹ nên làm là chuẩn bị sẵn sàng các phương án nếu như các con không thi đỗ đại học thì sẽ làm gì, học tiếp ra sao.

Nếu chẳng may trượt đại học, bạn hãy mạnh mẽ đứng dậy để bước tiếp

Nếu chẳng may trượt đại học, bạn hãy mạnh mẽ đứng dậy để bước tiếp

Tham gia vào xét tuyển đợt bổ sung hoặc học bạ

Nếu bạn trượt tất cả các nguyện vọng trong đợt 1 này, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia đợt xét tuyển ĐH bổ sung hoặc xét học bạ vào các trường còn đợt xét tuyển khác. Hãy chú ý thông tin xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 trên website của trường để có cho mình cơ hội vào trường đại học mong muốn.

Theo Bộ GD&ĐT quy định các trường đại học được tự do trong việc xét tuyển, nếu trường nào chưa đủ chỉ tiêu như công bố có thể tổ chức xét tuyển bổ sung các đợt 2, 3 cho đến khi đủ chỉ tiêu. Đây là cơ hội cho các bạn thi trượt đại học có thể tiếp tục con đường đại học của mình. Tuy nhiên điểm chuẩn đợt 2 thường bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn đợt 1, các ngành tuyển sinh đợt 2 cũng không còn hot như đợt 1 nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển.

Học Cao đẳng

Học Cao đẳng cũng là một lựa chọn hết sức thiết thực dành cho những học sinh thi trượt đại học đợt 1. Vì nếu các bạn học không giỏi thì tốt nhất con đường nên học cao đẳng hay trung cấp. Hãy gạt bỏ suy nghĩ học Cao đẳng thì kém cỏi, là một bước lùi vì có rất nhiều người học Cao đẳng sau đó liên thông tiếp lên đại học vẫn có việc làm và công việc ổn định. Ví dụ như bạn có ước mơ vào đại học y dược nhưng chẳng may thi không đậu đại học thi cũng đừng vội nản vì vẫn còn con đường học Cao đẳng y dược. Hiện nay có rất nhiều trường Cao đẳng Y Dược ra đời để phục vụ sinh viên như Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y tế cộng đồng, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Điều kiện ở các trường Cao đẳng thường chỉ cần thí sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT là có thể theo học, do đó bạn sẽ có cơ hội xét tuyển hơn rất nhiều so với trước đây. Nếu theo học Cao đẳng, thời gian học của bạn sẽ được rút ngắn hơn và sẽ chỉ chủ yếu tập trung vào thực hành để nhanh chóng ra nghề, có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ tuyển hệ trung cấp và Cao đẳng vì sinh viên thường thạo nghề sớm và có kỹ năng tốt hơn, không mất nhiều thời gian đào tạo lại. Ra trường sớm hơn bạn cũng có thêm nhiều cơ hội việc làm với mức lương ổn định.

Vấn đề bạn thi trượt đại học là ngoài ý muốn nhưng việc làm cần thiết ngay lúc này là lựa chọn cho mình một ngành nghề học phù hợp.

Học để ôn thi lại năm sau

Học để năm sau thi lại là con đường của không ít học sinh sau khi thi trượt đại học, đây cũng là con đường dũng cảm nhất khi các em phải đối mặt với thất bại, sự bàn tán của những người xung quanh và đối mặt với thách thức đó lần nữa. Nếu các bạn còn có đam mê với trường và với nghề, các bạn có thể vững vàng vượt qua tất cả, bỏ ngoài tai những lời nói khó nghe từ người xung quanh và cố gắng ôn tập để thi lại cho năm sau. Không có gì là quá muộn khi bạn đã quyết định lựa chọn nó, học chậm một năm so với bạn bè cũng không phải là điều gì quá to lớn, chỉ cần bạn vượt qua được chính cảm xúc của mình.

Nếu năm sau thi lại, bạn có thể chọn thi vào một trường khác vì khi cảm thấy mình không đủ sức thì bạn cần nhìn lại và chọn sang những ngã rẽ khác an toàn hơn. Chọn trường đại học vừa sức sẽ giúp bạn có thêm cơ hội để thử thách bản thân mình. Hiện nay các nhà tuyển dụng cũng không còn quá quan tâm việc bạn học ở trường nào mà quan tâm tới kết quả bạn làm được trong công việc.

Đi du lịch

Sauk hi biết mình thi trượt đại học, đi du lịch cũng là một cách để bạn bình tâm trở lại và lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Hãy chọn đi du lịch cùng với những người bạn thân của mình, chia sẻ tâm tư, tránh rơi vào tiêu cực, biết đâu sau chuyến đi chơi đó bạn sẽ tìm thấy được những niềm vui và hướng đi tốt hơn cho riêng mình.

Chọn học nghề

Bạn nên hiểu rằng Đại học không phải là con đường duy nhất và ngắn nhất giúp bạn thành công, nếu không thể chạm tới ngưỡng cửa đó, bạn hãy dừng lại và xem mình nên rẽ hướng nào. Học Cao đẳng, trung cấp hay các trường dạy nghề lúc này cũng là lựa chọn không tồi nếu như bạn yêu thích. Học nghề phù hợp cho các bạn sinh viên khi hiện nay thực trạng thừa thầy thiếu thợ đang tràn lan tại Việt Nam nên đây là một sự lựa chọn thiết thực cho tương lai. Bạn có thể chọn học các khóa học nghề ngắn hạn hoặc trong 1-2 năm để có cơ hội lập nghiệp sớm.

 Nhiều sinh viên chọn học nghề sau khi trượt đại học

Nhiều sinh viên chọn học nghề sau khi trượt đại học

Đi làm kiếm tiền

Đây cũng là một lựa chọn tuy nhiên nó cũng khá nhiều rủi ro khi bạn mới 18, 19 tuổi, chưa có kinh nghiệm trải đời. Bạn có thể tự đi làm kiến tiền nuôi sống bản thân tuy nhiên đây vẫn nên là lựa chọn tạm thời khi gia đình khó khăn hoặc bạn cần tiền và thời gian trong 1 năm ôn thi lại. Vì chưa có bằng cấp kinh nghiệm nên các bạn có thể làm công việc tay chân, chấp nhận mức lương học việc. Hoặc là một công việc part time để bạn có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp và để trang trải học phí cho các lớp ôn luyện.

Nếu bạn năng động có thể đứng ra kinh doanh mở một cửa hàng buôn bán nhỏ để tự nuôi sống mình mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Bạn hãy tự làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa và năng động hơn.

Đi du học

Đi du học cũng là xu hướng mới trong giới trẻ ngày nay và là con đường lý tưởng nếu bạn trượt đại học tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để đi du học nước ngoài. Hãy xem việc đi du học là cơ hội để giúp bạn mở mang kiến thức và có nhiều hi vọng hơn trong tương lai chứ không phải vì tìm lối thoát khi sợ bàn tán của người xung quanh. Nếu xác định đi du học thì bạn cần rèn luyện ngoại ngữ và tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng sống tốt hơn để thích nghi với nước ngoài.

Không ít bạn trẻ sau này nhìn lại, thực sự cảm ơn cuộc đời vì đã trượt đại học, bởi vì khi trượt đại học họ mới có được thời gian khám phá bản thân, có cơ hội để sống hết mình với đam mê yêu thích từ nhỏ của mình như chụp ảnh, viết lách, âm nhạc, kinh doanh…  Nếu trượt đại học thì sao? Không sao cả vì nếu có lỡ trượt đại học, bạn cũng đừng vội nản, hãy tìm cho mình cánh cửa khác và mạnh dạn bước vào nó để tìm hiểu, trải nghiệm. Đó cũng là cách giúp các bạn đối diện với thất bại và được sống là chính mình, cách giúp bạn trưởng thành nhanh nhất.