Để giải đáp thắc mắc này của sinh viên, hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa Sư phạm mầm non hệ Trung cấp và Sư phạm mầm non hệ Đại học về cơ hội nghề nghiệp, chương trình đào tạo cũng như các triển vọng phát triển sự nghiệp.
Khác với một số ngành nghề khác, giáo viên mầm non là nghề yêu cầu khá khắt khe vì là nghề được xã hội đặc biệt quan tâm, trân trọng. Giáo viên mầm non chính là những người đặt viên gạch đầu tiên để trẻ em hình thành nên nhân cách và sự phát triển lâu dài về sau. Học Sư phạm mầm non hệ Trung cấp hay Đại học đều cần phải có kiến thức, lòng yêu trẻ và thái độ tốt để nuôi dạy con trẻ. Mỗi người nên có định hướng nghề nghiệp tùy vào năng lực và tình hình kinh tế của mình để xác định học trung cấp mầm non hay học đại học cho phù hợp.
Sự khác biệt giữa học sư phạm Mầm non hệ Đại học và hệ Trung cấp
Hiện nay, ngành sư phạm mầm non đang là ngành cần nhiều nhân lực làm việc vì các ngôi trường mầm non mọc lên như nấm nên đây được xem là ngành khá hot những năm gần đây. Theo thống kê ngành Sư phạm mầm non thì hiện đang thiếu rất nhiều giáo viên và là ngành học thu hút đông đảo thí sinh nữ đăng ký nhất.
Thực tế việc đào tạo giáo viên mầm non ở hệ trung cấp sư phạm mầm non và đại học không có nhiều sự khác biệt trong việc đào tạo chuẩn mực đạo đức, quan trọng các bạn học được những gì từ môi trường đào tạo đó.
Học ngành sư phạm mầm non đang là ngành thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn nữ
Chương trình đào tạo hệ trung cấp sư phạm mầm non
Chương trình đào tạo chính là sự khác biệt đầu tiên trong chương trình đào tạo hệ trung cấp sư phạm mầm non và đại học ngành sư phạm mầm non, đó là cách tiếp cận với nghề ra sao.
Đối với hệ trung cấp sư phạm mầm non, sinh viên sẽ học trong 2 năm và không có yêu cầu thi năng khiếu đầu vào. Do thời gian đào tạo ngắn nên sinh viên theo học sẽ được làm quen với nghề theo phương pháp thực hành nhiều hơn, từ việc học âm nhạc, hát các bài hát mầm non, rèn luyện kỹ năng vẽ, nặn, xé dán mỗi ngày sao cho thuần thục qua các sản phẩm tạo hình đơn giản. Cũng nhờ được học thực hành nhiều mà sinh viên được rèn nghề từ thực tế khá kỹ, khi học chương trình đào tạo trung cấp mầm non sinh viên sẽ được vào thực tập nghề nghiệp tại các trường mầm non sớm. Bằng các tình huống thực tiễn sinh động, giáo viên mầm non sẽ hiểu hơn về nghề này, không ngại khó, ngại khổ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp sư phạm mầm non có thể trở thành giáo viên mầm non tại nhiều trường mầm non khác nhau, từ trường công đến trường tư với mức lương xứng đáng.
Lợi thế của việc học Trung cấp mầm non đó là sinh viên sẽ được cấp bằng trung cấp chính quy đi xin việc làm ngay hoặc cũng có thể dùng để học liên thông sau này. Chính vì thế bạn có thể đi làm giáo viên mầm non ngay và quyết định học liên thông trong thời điểm thích hợp.
Thủ tục xét tuyển đầu vào Trung cấp mầm non rất đơn giản nên chỉ cần bạn xem xét năng lực và đam mê của bản thân để vượt qua khó khăn, thử thách. Giáo viên mầm non là một nghề nhìn đơn giản nhưng làm lại không đơn giản chút nào, đã có rất nhiều người bỏ nghề giữa chừng vì không chịu được áp lực công việc. Bạn phải là người cực kỳ yêu trẻ con và gần gũi với các con, là người mẹ thứ hai đầy vị tha thì hãy nên theo nghề này.
Chương trình đào tạo hệ Đại học ngành Sư phạm mầm non
Thời gian đào tạo Đại học ngành Sư phạm mầm non là trong thời gian 4 năm, và phải thi năng khiếu đầu vào. Sinh viên trình độ Đại học ngành Sư phạm mầm non có khả năng phân tích, lý giải được những hành vi và thái độ của trẻ. Về kiến thức bạn sẽ được đào tạo một cách chuyên sâu hơn theo hướng tư duy độc lập, sáng tạo. Về kỹ năng, bạn sẽ biết phân tích chương trình giáo dục mầm non, biết cách vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục mới nhất vào thực tiễn chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non.
Sinh viên tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm mầm non ngoài việc trở thành cô giáo mầm non ở các trường mầm non thì còn có cơ hội trở thành giáo viên mầm non đảm nhiệm chuyên trách sâu hơn về lĩnh vực nào đó như tạo hình, múa, âm nhạc. Hoặc có trình độ tốt hơn có thể làm giáo viên ở khoa sư phạm mầm non của các trường trung cấp, cao đẳng. Ở trình độ đại học khoa sư phạm mầm non, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng học tập và nâng cao trình độ để tiếp tục học tập, nghiên cứu lên bậc cao hơn về chuyên ngành giáo dục mầm non để cống hiến cho công việc. Đối với hệ trung cấp mầm non thì giáo viên có thể vừa học vừa làm để liên thông lên hệ đại học sư phạm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Học mầm non có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường
Muốn học đại học ngành Sư phạm mầm non sinh viên có thể lựa chọn một số trường như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thủ đô Hà Nội (chỉ lấy thí sinh hộ khẩu Hà Nội), Đại học Sư phạm 2, Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Sư phạm- Đại học Huế, Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng, Đại học Sài Gòn, Đại học Vinh.
Các trường đào tạo trình độ Đại học ngành Sư phạm mầm non có khá nhiều trường tuy nhiên chỉ tiêu cũng không nhiều, điểm chuẩn vào các trường Đại học hàng năm ở mức khá cao, khoảng trên 20 điểm. Hầu hết các trường Đại học đào tạo ngành mầm non chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh là xét điểm thi THPT Quốc gia sau đó kết hợp với điểm thi năng khiếu khối M phần thi thẩm âm, tiết tấu, thanh nhạc. Những thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT sẽ không đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào trường.
Có thể thấy cho dù học ở hệ nào thì sinh viên cũng được đào tạo một cách bài bản, nghiêm túc, đào tạo người giáo viên toàn diện có đủ đạo đức, kỹ năng, kiến thức làm cô giáo mầm non. Các bạn không phải quá lo lắng nếu như không đủ điều kiện và năng lực học đại học vì các bạn có thể hoàn toàn học từ trung cấp lên đại học và vẫn có tấm bằng đại học như những người khác nếu có quyết tâm theo nghề. Tuy nhiên hiện nay đang có luật dự thảo giáo viên mầm non sẽ không tuyển hệ Cao đẳng và trung cấp nữa mà tuyển từ đại học trở lên, bạn nên theo dõi để cập nhật thêm thông tin chính xác. Nếu như có luật này áp dụng thì bắt buộc các bạn phải đi theo hướng mới là học đại học với thời gian học lâu hơn nhưng chất lượng đào tạo cũng đảm bảo hơn khi ra trường.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp