Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tự chủ đại học cơ hội và thách thức như thế nào?

Cập nhật: 09/01/2020 08:45 | Nhâm PT

Tự chủ đại học được xem là xu thế phát triển được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tự chủ tuyển sinh đại học được một số trường áp dụng, kết quả ban đầu được đánh giá là đã tốt lên

Tự chủ đại học cơ hội và thách thức như thế nào?

Tự chủ đại học là gì?

Tự chủ đại học có nhiều mặt ưu điểm như giúp các trường đại học tháo gõ được nhiều vướng mắc về quản lý nhà nước, về hoạt động của nhà trường, quản lý của bộ chủ quản. Tự chủ đại học là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Quyền tự chủ đại học được thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của Luật như Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị, của cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục, tuyển sinh, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh…

Tự chủ đại học là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Tự chủ đại học là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Khi được trao quyền tự chủ tuyển sinh đại học, các cơ sở giáo dục đại học có thể tự quyết định những vấn đề để đảm bảo quyền lợi cho người học và sự phát triển của cơ sở giáo dục cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của trường.

Trao quyền tự chủ tuyển sinh đại học cho các trường Đại học tổ chức cũng đặt ra một số các mối lo về chất lượng nguồn tuyển sinh khi các trường Đại học tổ chức nhiều phương thức tuyển sinh.

Vấn đề đặt ra là chính các trường Đại học cần phải tự xác định có cần tổ chức kỳ thi riêng hay không để tuyển được sinh viên theo đúng các tiêu chí đào tạo của trường.

Như với trường Đại học FPT và ĐH Luật TP Hồ Chí Minh cũng tiến hành phương án tuyển sinh riêng để chọn lọc thí sinh. ĐH Luật TP Hồ Chí Minh tuyển sinh bằng phương thức yêu cầu thí sinh thi đánh giá năng lực riêng từ năm 2015 với kết quả rất khả quan mặc dù vòng sơ loại của trường này có dựa trên kết quả thi THPT quốc gia và điểm học bạ.

Đại học FPT phương án tuyển sinh là ngoài phương án tuyển sinh dựa vào điểm thi THPTQG, thí sinh muốn trúng tuyển vào Đại học FPT cần phải thực hiện qua vòng 2 bài thi đánh giá năng lực. Bài thi 1 có liên quan đến ngành học đăng ký dự thi đánh giá nền tảng và năng lực chuyên biệt, Bài thi 2 đánh giá năng lực nghị luận thông qua một bài luận có chủ đề gần gũi với học sinh.

ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh năm 2018, lần đầu tiên cũng tổ chức kì thi đánh giá năng lực vì đã tự chủ tuyển sinh đại học.

Muốn tự chủ tuyển sinh đại học, ĐH phải cần tổ chức kỳ thi riêng để làm thế nào tuyển được sinh viên theo đủ các tiêu chí đào tạo trường đã đưa ra. Không thể tổ chức thi như trước năm 2002 mà mỗi trường cần có tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá năng lực thí sinh.

Trước chủ trương khuyến khích tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thì hiện nay chưa có nhiều trường đại học thực hiện tự chủ tuyển sinh vì còn e dè phần vì kinh phí tổ chức thi, phần vì nguyên nhân do các trường ngại đối mặt với rủi ro.

Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hầu như các trường đại học đều sử dụng kết quả của kỳ thi THPTQG để tuyển sinh vào đại học.

Để các trường ĐH tự chủ tuyển sinh, mô hình này sẽ do các trường tự nguyện chủ trì tổ chức thi khi kết quả kỳ thi THPTQG không còn đáp ứng yêu cầu xét tuyển quan trọng này nữa.

Luật giáo dục Đại học của Bộ GD&ĐT đã giao quyền cho các trường đại học tự chủ tuyển sinh đại học, nghĩa là các trường đại học có quyền quyết định cách thức tuyển sinh của mình để lọc thí sinh, tuy nhiên trên thực tế hiện nay các trường đại học đều muốn đơn giản hóa nên đều chọn phương thức tuyển sinh là áp dụng kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Ngoài ra, các trường đại học vẫn áp dụng xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia đến kết quả học bạ. Thực hiện tự chủ tuyển sinh của nhiều trường gặp khó khăn vì loay hoay trong việc tổ chức thi năng lực hoặc có quá nhiều công đoạn phức tạp với thí sinh. Tự chủ tuyển sinh đại học đang khiến nhiều trường tự trói chân mình mà vẫn không sao đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

Hiện nay các trường ĐH được phép tự chủ tuyển sinh sử dụng rất nhiều các phương thức xét tuyển thẳng những học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT, xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển qua hình thức học bạ,...

Các trường Đại học không tự tổ chức thi tuyển công bằng được vì thế mà trách nhiệm của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia càng thêm nặng nề hơn hàng năm. Có lẽ đã đến lúc các trường đại học cần phát huy được tính tự chủ cũng như trách nhiệm xã hội, chủ động thực hiện phương án tuyển sinh đại học xây dựng đề án tuyển sinh phù hợp với mục đích và chuẩn chất lượng của trường mình và đến lúc hạn chế dần sự phụ thuộc vào kết quả thi THPT quốc gia do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức.

Quy định về tự chủ đại học

Khi các trường được giao quyền tự chủ đại học thì quy định về tự chủ đại học là trường đại học đó sẽ tự quyết định được rất nhiều vấn đề từ tài chính, tuyển sinh, nhân sự cho đến sự thay đổi của thương hiệu nhà trường.

Nhà trường phải tự chịu trách nhiệm khi đã được Nhà nước giao quyền tự chủ tuyển sinh, nhất là đối với những sinh viên do nhà trường đào tạo ra. Nếu trường đại học đó được giao quyền tự chủ nhưng không chú trọng trong công tác đào tạo thì chất lượng sinh viên kém, ra trường không có việc làm, không đáp ứng được các nhu cầu công việc và dễ bị sa thải. Ưu điểm đáng kể của tự chủ đại học chính là sinh viên được hưởng các chính sách ưu tiên, chương trình đào tạo và khi ra trường sớm làm quen được với công việc.

Tự chủ đại học thực trạng và giải pháp hiện nay là vấn đề đau đầu chưa có biện pháp nào khả quan nhất mà cần “từ từ” thực hiện. Tự chủ ĐH không phải Nhà nước chính thức cắt kinh phí nhà trường hoàn toàn mà nhà nước vẫn quản lý ở phạm vi nhất định. Phần chi ngân sách của Nhà nước vẫn được cấp qua các đơn đặt hàng đào tạo của một số trường đại học đó, tài sản sẽ được quản lý bởi hội đồng trường một cách công khai, minh bạch.

Thiết nghĩ đại học chúng ta hiện nay cần phải năng động hơn từ chính việc thay đổi chương trình đào tạo cho tới chuyển giao công nghệ, thời gian học của sinh viên được rút ngắn lại và thay vào đó là để sinh viên tự nghiên cứu, tự học và trải nghiệm bài học thực tế. Các trường đại học ở nước ta cần phải ra xã hội để xem họ cần gì, để cập nhật kiến thức mới nhất, tiên tiến nhất vào giáo án giảng dạy của mình.

Như ở một số nước hiện đại có các trường đại học lớn, đại học danh tiếng họ tử chủ tuyển sinh, tự chủ về mọi mặt, sinh viên không chỉ học giáo trình mà còn được tham gia vào các dự án và nghiên cứu do các doanh nghiệp và tổ chức xây dựng lên để có kinh nghiệm thực tế, cập nhật những kiến thức mới nhất. Làm như vậy nhà trường có thêm nguồn tài chính để phục vụ việc phát triển, nhà trường và xã hội vì thế luôn có sự tương tác lẫn nhau thông qua quá trình đào tạo và sử dụng lao động. Ưu điểm ở chỗ nhà trường luôn cập nhật được chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của xã hội, áp dụng công nghệ nghệ phát triển tốt, xã hội thì có được nguồn lao động có tay nghề vững vàng, đáp ứng nhu cầu phát triển chung.

Lợi thế của tự chủ đại học

Tự chủ Đại học sẽ giúp các trường đại học được phát triển mạnh mẽ hơn từ việc đầu tư nghiên cứu khoa học đến thay đổi chương trình đào tạo và khẳng định thương hiệu. Tự chủ Đại học là gắn liền với trách nhiệm cho nên mỗi trường sẽ tự lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Cơ chế tự chủ đại học tuyển sinh sẽ giúp nhà trường chủ động, mềm dẻo và sáng tạo cũng như linh hoạt được trong các hoạt động diễn ra trong trường, còn tùy vào điều kiện của mỗi trường mà thực hiện mức độ tự chủ, từ tự chủ một phần cho đến tự chủ hoàn toàn. Các cơ sở giáo dục ĐH thí điểm tự chủ cho thấy được sự linh hoạt và chủ động hơn về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tuyển dụng nhân sự. Khi chuyển sang tự chủ hoàn toàn, trường đại học đó phải được đánh giá về chất lượng uy tín, thương hiệu, có khả năng thu hút được sinh viên và có những chế độ chính sách miễn học phí cho sinh viên.

Vì khi tự chủ các trường đại học tự chủ tài chính, tự chủ về nguồn thu – chi, được thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được ngưng mở ngành nào, quyết định mở thêm ngành nào để đào tạo theo nhu cầu của xã hội nếu như đáp ứng được điều kiện theo quy định. Tự chủ đại học còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều hơn trong mỗi cá nhân của trường, giúp các thầy cô khơi dậy sức sáng tạo.

Tự chủ đại học cơ hội và thách thức vẫn còn rất nhiều, việc thực hiện tự chủ tuyển sinh năm 2020 một số trường sẽ tuyển sinh riêng cho trường mình vì thế sẽ có những quy định tuyển sinh riêng không giống nhau. Các em học sinh năm nay có nhu cầu thi tuyển đại học nên nghiên cứu kỹ các quy định của từng trường trước khi quyết định dự thi  ngay từ bây giờ để xác định được con đường đi cho mình. Thí sinh có thể tham khảo các quy định và đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học trên các thông tin khác nhau và các website của trường đó.

Tóm lại việc tự chủ tuyển sinh của các trường đại học sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các thí sinh được lựa chọn ngành học và có cơ hội được thử sức mình qua kỳ thi đánh giá năng lực phù hợp nguyện vọng cá nhân. Phương án tuyển sinh của các trường đại học sau này sẽ được chuyển dần theo hướng đổi mới cách dạy, cách học ở phổ thông, kiểm tra năng lực với quá trình đổi mới sách giáo khoa.

Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp