Nguyên nhân gây rách giác mạc
Giác mạc là một bộ phận trong suốt ngoài cùng của mắt sẽ có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong của nhãn cầu, cùng với thủy tinh thể và đồng tử hội tụ ánh sáng để mắt nhìn thấy các vật.
Rách giác mạc hay còn gọi là trầy xước biểu mô giác mô do các dị vật làm tổn thương lớp giác mạc của mắt khiến thị lực bị giảm sút, đau nhức gây ra khó chịu. Rách giác mạc hầu hết đều do dị vật bám vào gây nên các vết trầy xước. Người bệnh có thể bị rách giác mạc do:
- Móng tay, bút hoặc cọ trang điểm hay những tập giấy quẹt vào mắt.
- Dụi mắt quá mạnh cũng có thể làm rách giác mạc.
- Bụi bẩn, cát, mùn cưa, tro hoặc một số vật lạ dính vào mắt.
- Đeo kính áp tròng trong thời gian quá dài hoặc kính áp tròng bị bẩn.
- Trong quá trình tham gia thể thao hoặc các hoạt động có nguy cơ cao các dị vật bay vào mắt nhưng không mang kính bảo hộ.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Các dị vật như mảnh gỗ hoặc mảnh kim loại… cần hết sức chú ý đặc biệt đối với những dị vật này vì đây là những dị vật có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nếu không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc và nguy cơ tổn thương thị lực.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ rách giác mạc mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng khi bị rách giác mạc
Khi bị các dị vật làm tổn thương, rách giác mạc người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Bị đau mắt.
- Xuất hiện cảm giác có sạn hoặc dị vật trong mắt.
- Mắt bị tấy đỏ.
- Người bệnh sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
- Thị lực bị các ảnh hưởng tạm thời.
- Bị đau đầu ở mức dữ dội.
Tùy thuộc vào mức độ rách và dị vật rơi vào mắt mà mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau, người bệnh không nên chủ quan mà hãy nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng kịp thời.
Một số các biện pháp bạn có thể làm ngay khi chưa đưa người bệnh đến cơ sở y tế như:
- Dùng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý để rửa mắt. Việc rửa mắt sẽ giúp trôi dị vật ra bên ngoài.
- Liên tục chớp mắt nhiều lần cùng với nước sạch.
- Người bệnh tuyệt đối không được làm những việc dưới đây để hạn chế tình trạng mắt diễn ra nặng hơn:
- Không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt vì sẽ vô tình làm tổn thương nhiều hơn.
- Sau khi bị tổn thương nên hạn chế dụi mắt.
- Không sử dụng tăm bông hoặc nhíp… hay bất cứ đồ gì để gắp dị vật ra khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Không sử dụng kính áp tròng trong thời gian mắt bị tổn thương.
Nếu không được điều trị các tổn thương giác mạc có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do đó ngay khi nghi ngờ bản thân bị rách giác mạc hoặc có dị vật rơi vào mắt thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Cách điều trị rách giác mạc
Việc điều trị của người bệnh còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết rách, các tổn thương kèm theo, nguyên nhân gây ra vết rách… mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp vết rách nông và xuất hiện trên lớp biểu mô thì sẽ có thể khỏi sau vài ngày khi dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đến khi có thể lành lại thì bạn sẽ không ảnh hưởng gì đến thị lực.
Trường hợp vết rách giác mạc sâu thì đây là tổn thương nặng của mắt nên có thể sẽ cần đến cách khâu giác mạc và vết thương sẽ lành lại sau khoảng một tháng. Trong quá trình khâu giác mạc người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Tuy nhiên khi tổn thương giác mạc đã lành những vẫn xuất hiện các triệu chứng đỏ mắt thì có thể lúc này viêm giác mạc mắt hoặc đã gặp phải bệnh lý về mắt khác. Gặp phải tình trạng này bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
Hy vọng bài viết trên đây chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh rách giác mạc, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.