Buồng trứng là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản ở nữ giới. Vị trí của buồng trứng nằm trong khung chậu và ở hai bên tử cung kết nối thông qua các ống dẫn trứng, tiếp cận buồng trứng trong quá trình rụng trứng để đón lấy trứng được phóng thích.
Viêm buồng trứng là tình trạng viêm xảy ra tại cơ quan buồng trứng, hiện tượng này thuộc nhóm bệnh viêm vùng chậu hay viêm sinh dục trên. Khi bị viêm có thể gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong khung chậu bao gồm cả tử cung, nội mạc tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và có thể là thành bụng hoặc phúc mạc.
Nguyên nhân gây ra viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng sẽ có nguyên nhân chủ yếu là do lây nhiễm trùng vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, E.coli, Mycosplasma…) hoặc các tác nhân gây ra bệnh (chlamydia, xoắnkhuẩn, virus…).
Các vi khuẩn này sẽ gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, các nhiễm trùng sẽ lan tử cổ tử cung vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, sau đó cũng có thể đi vào trong khoang phúc mạc hoặc thành bụng.
Bên cạnh đó có yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng như:
- Người bệnh thực hiện các thủ thuật chẩn đoán và điều trị như phá thai hoặc sinh con gây ra tổn thương cho cơ quan sinh dục ngoài và nội mạc tử cung.
- Các bộ phận sinh dục đang trong tình trạng bị viêm.
- Trong tử cung bị viêm nhiễm mãn tính.
- Do vòng tránh thai làm thủng tử cung.
- Cơ thể thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi.
- Có quá nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn.
- Tiền sử viêm cổ tử cung âm đạo, viêm vùng chậu trước đó.
Bệnh viêm buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và sẽ xuất hiện nhiều hơn ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sức khỏe đang gặp vấn đề như bệnh nội tiết, rối loạn chức năng nội tiết tố hoặc bệnh phụ khoa…
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh viêm buồng trứng, nếu bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp chi tiết hơn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm buồng trứng
Hiện nay bệnh viêm buồng trứng được chia thành 2 loại: viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính. Mỗi loại sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể như:
Viêm buồng trứng cấp tính
- Rối loạn kinh nguyệt, nghiêm trọng hơn là mất kinh. Buồng trứng bị viêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các nang trứng, khiến nang không hấp thu đủ dưỡng chất dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Vùng hạ vị có cảm giác đau và đau nhiều hơn ở bên hố chậu thường.
- Thân nhiệt tăng nhẹ kèm theo mạch đập nhanh hơn. Có trường hợp sốt cao.
- Người bệnh có tiền sử mắc suy thận thì sẽ đau nhiều hơn ở hai bên sườn và ngực phải.
- Đau hậu môn khi đi đại tiện và có cảm giác sưng nóng.
- Chán ăn và kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Viêm buồng trứng mãn tính
- Kinh nguyệt diễn ra bất thường: máu kinh có màu đen, vón cục và kèm theo cảm giác đau nhức ở thắt lưng, kinh nguyệt ra nhiều bất thường.
- Huyết trắng có màu và mùi bất thường.
- Sốt cao kèm theo cơn co giật.
- Bụng dưới bị căng trướng và đau.
Các triệu chứng của bệnh thường nhầm lẫn với các nguyên nhân nhiễm trùng vùng bụng khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng tiểu. Nên ngay khi có nghi ngờ những dấu hiệu bị viêm buồng trứng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị sớm và triệt để bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh viêm buồng trứng
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ thì trước khi đưa ra phương pháp điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các kỹ thuật nhằm chẩn đoán chính xác mức độ lây lan của bệnh và vị trí viêm như: siêu âm, trích lấy dịch mủ, nuôi cấy dịch để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm buồng trứng.
Căn cứ vào mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ ở buồng trứng từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một số phương pháp điều trị viêm buồng trứng phổ biến hiện nay như:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp dùng thuốc trong điều trị bệnh và thường áp dụng khi bệnh viêm buồng trứng ở giai đoạn mãn tính.
Dùng các loại thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp khắc phục tình trạng bệnh và nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đồng thời thuốc còn hạn chế tới mức tối đa sự phát triển của các nguyên nhân gây bệnh để chúng không phát triển và lây lan tổn thương sang các bộ phận khác.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp buồng trứng bị dính hoặc ống dẫn trứng bị dính thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp tiểu phẫu, nội soi ổ bụng để phân hủy bán dính.
Trong trường hợp bị áp xe buồng trứng hoặc áp xe ống dẫn trứng thì sẽ lựa chọn điều trị bằng kháng sinh. Sử dụng phương pháp tiểu phẫu nếu điều trị kháng sinh không có hiệu quả.
Ngoài ra việc thay đổi chế độ sinh hoạt và các biện pháp vệ sinh thích hợp sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh.
Trong số các bệnh phụ khoa ở nữ giới thì viêm buồng trứng là bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp các thắc mắc.