Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những triệu chứng cần phải biết của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cập nhật: 23/11/2018 11:43 | Thu Hương

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, mất móng chận, móng tay,..Chính vì vậy, bạn cần phải biết được những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dưới đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Những triệu chứng cần phải biết của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ bị bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh chân tay miệng là bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Những loại virus này thường sống trong đường tiêu hóa và có khả năng lâu nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường.

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện, trẻ thường bị các virus tấn công và rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là vào các mùa xuân, hè, thu. Trẻ có thể mắc bệnh qua đường lây nhiễm từ những đứa trẻ khác qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ chơi, bàn ghế,…

Bệnh tay chân miệng tuy không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất sau khi điều trị bằng thuốc nhưng phải thật cẩn thận trong quá trình trẻ mắc bệnh vì nếu điều trị không đúng cách bệnh có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm nghiêm trọng khác như: viêm màng não, bại liệt,…và dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do virus coxsackievirus A16, enterovirus 71 hoặc có thể do lây truyền qua các đường:

  • Lây lan nhanh qua các chất tiết từ mũi, miệng, tay, chân, phân hoặc nước bọt,…
  • Tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh.
  • Do cầm nắm đồ chơi, chạm vào dịch tiết của trẻ bị bệnh vương vãi trên sàn nhà, ghế, bàn,…
  • Có thể lây nhiễm qua người chăm sóc.

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khu vực cộng đồng.
  • Vệ sinh kém tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Những triệu chứng thường gặp ở người bị mắc bệnh

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở những trẻ bị bệnh tay chân miệng:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ em thường có biểu hiện đặc trưng là bị cúm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họn, sốt nhẹ từ 38-39 độ C. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị mắc bệnh khoảng từ 1-2 ngày.
  • Trẻ bị nổi bong bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn và đây là triệu chứng biểu hiện rõ nhất của bệnh.
  • Lúc đầu có thể các bong bóng nước chỉ phát triển như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó mới hình thành bong bóng nước chứa đầy dịch và khi vỡ ra sẽ khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước sẽ biến mất sau khoảng 1-2 tuần mắc bệnh.
  • Nếu trẻ mắc bệnh mà chỉ nổi bóng nước trong miệng, cổ họng thì sẽ rất khó phát hiện. Trong trường hợp trẻ có thêm các biểu hiện sốt, không ăn được, uống được thì bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện khác như: đau nhức cơ khớp, đau đầu, cứng cổ, ngủ không ngon, hay giật mình, bị chảy nước miếng, thích ăn thức ăn dạng lỏng và uống đồ lạnh.

Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng:

  • Mất nước;
  • Viêm màng não;
  • Viêm não;
  • Mất móng chân, móng tay.

bệnh tay chân miệng

Trẻ bị phồng rộp, mọc mụn ở miệng

Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Các xác định chẩn đoán chính xác bệnh:

  • Hiện nay chưa có xét nghiệm cụ thể nào có thể cho kết quả rõ ràng về bệnh.
  • Việc chẩn đoán được thực hiện dựa trên các triệu chứng điển hình và dấu hiện của bệnh khi bác sĩ khám.
  • Thường các xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí ngiệm phải cần đến 2-3 tuần mới cho ra kết quả mà trong thời gian đó các triệu chứng bệnh đã biến mất nên thường các bác sĩ không cho trẻ làm xét nghiệm này.
  • Các chẩn đoán tốt nhất là dựa vào các dấu hiệu như mất nước, da khô, khô môi, giảm cân, suy nhược, ít tiểu hoặc không tiểu trong 6 tiếng, bị sốt khoảng 38-39.5 độ C.

Phương pháp điểu trị:

  • Giảm sốt cho trẻ và cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng ngừa mất nước.
  • Đôi khi cho trẻ súc miệng bằng nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, uống nhiều nước, sữa.
  • Tránh không cho trẻ ăn những đồ mặn, cay, chua.
  • Trẻ và những người chăm sóc phải thường xuyên rửa tay đúng cách.
  • Bôi xanh methylen lên các vết loét để hạn chế mức độ nhiễm trùng
  • Dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt, giảm đau.
  • Tham khảo liều lượng thuốc dùng cho trẻ.
  • Không được sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ vì có thể gây ra hội chứng Reye gây tử vong.

Cách ngăn ngừa bệnh và những chú ý liên quan

Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miêng nhiều lần vì vậy bạn nên có những cách ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Nếu bé bị bệnh thì hãy cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà và không được để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác.
  • Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách.
  • Rửa, khử trùng đồ chơi và các vật bé tiếp xúc.
  • Phơi quần áo, ga trải giường, chăn màn dưới ánh mặt trời và giặt bằng xà phòng, nước nóng.

Lưu ý: Bệnh tay chân miệng có thể nhầm với các triệu chứng loét và phồng rộp ở miệng, viêm họng mụn nước, viêm lợi,…Bạn có thể phân biệt bằng việc dựa trên tiền sử bệnh về tình trạng sốt, sự xuất hiện của nốt bạn, vị trí của vết loét,…

Qua bài viết, Trường Cao đẳng Y dược TP HCM đã tổng hợp dầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em để các bạn tham khảo.  Nếu thấy trẻ có các triệu chứng như trên, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị.