Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những thách thức ngành Dược đang đối mặt như thế nào?

Cập nhật: 18/04/2023 14:59 | Nhâm PT

Dù ngành dược Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, xu hướng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, cũng như chuyển dịch từ thuốc ngoại sang thuốc nội đang tăng, nhưng những thách thức ngành Dược đang đối mặt cũng không hề nhỏ.

Những thách thức ngành Dược đang đối mặt như thế nào?

Những thách thức ngành Dược đang đối mặt

Thực tế là ngành dược tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng lạc quan, Ngành Dược là ngành hứa hẹn trong tương lai tuy nhiên không vì thế mà ngành dược không gặp phải nhiều thách thức, nhất là khi dược nội địa đối mặt với năng lực cạnh tranh yếu.

Mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc chữa bệnh, chắc hẳn mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngành dược Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhưng số tiền chi ra để nhập khẩu thuốc chữa bệnh ngoại hàng năm lại cao như vậy. Mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc chữa bệnh và nguyên liệu sản xuất thuốc, điều đáng quan ngại hiện nay cho công nghiệp dược là sản lượng thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu đã tăng 16%/năm.

Ngành Dược tiềm năng đang đối diện với thách thức không nhỏ khi hầu hết các doanh nghiệp dược Việt Nam đều sản xuất các hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, gồm đủ các nhóm dược lý theo phân loại của WHO. Còn đối với các dòng thuốc biệt dược có giá trị cao thì vẫn còn phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài. 

Theo Bộ Y tế, điểm yếu của công nghiệp dược Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều do vẫn thiếu định hướng và chưa chủ động được thuốc sản xuất trong nước. Công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp, thực tế là công nghệ sản xuất dược phẩm chỉ ở trình độ trung bình, ít có các dạng bào chế công nghệ cao.

Các chuyên gia về dược đánh giá rằng, hiện tại đã có hơn 130 doanh nghiệp số cơ sở sản xuất trong nước ta đạt tiêu chuẩn GMP, tuy nhiên sản lượng thuốc trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện nay của người dân.

Theo một báo cáo của Công ty Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam cho biết, quý 1/2017 có đến 90% lượng cung nguyên phụ liệu dược phẩm đến từ 12 nước và Trung Quốc chiếm khoảng 55,05 triệu USD.

Những thách thức ngành Dược đang phải đối mặt nguyên nhân phần nữa là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế. Ngoài ra, chi phí để đầu tư công nghệ và nghiên cứu rất tốn kém nên phần lớn các cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất còn thiếu nhiều thiết bị và không đồng bộ. Vì thế mà việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất dược phẩm vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi năng lực cạnh tranh yếu trong khi Việt Nam mở cửa thị trường, thuế nhập khẩu nội khối 0%.

Doanh nghiệp ngành dược nội địa của Việt Nam vẫn thiếu nhiều các chiến lược dài hơi, kỹ năng tiếp thị còn kém, là thị trường dược Việt Nam vẫn còn chưa ổn định do nguyên dược liệu sản xuất phụ thuộc khoảng 90% vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu từ nước ngoài ngày nay khiến cho ngành dược dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như chi phí nhập khẩu, biến động tỷ giá hay những cú sốc về nguồn hàng cung cấp.

Tiếp đó, các công ty dược trong nước hiện nay vẫn chủ yếu tập trung sản xuất các loại thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, giá thành rẻ, khả năng cạnh tranh kém dẫn đến tình trạng vừa phải cạnh tranh với các thuốc generic nhập khẩu vừa cạnh tranh nội bộ ngành.

Ngành dược có vai trò không thể phủ nhận đối với sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, theo số liệu từ Cục Quản lý Dược, tỷ lệ dược sĩ của nước ta chỉ đạt khoảng 1.19/10.000 dân. Tỷ lệ dược sĩ ở con số rất đáng báo động thực sự là một sự thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng tại các bệnh viện, cơ sở bán thuốc bên ngoài dẫn tới tình trạng người dân Việt Nam tự ý sử dụng thuốc không đúng công dụng, dùng thuốc theo thói quen, dùng kháng sinh tràn lan.

Khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dược phẩm được đánh giá là sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức như dược phẩm sẽ là một trong những mặt hàng mà Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay lập tức, từ mức thuế khoảng 2,5% về 0%. Việc này làm tăng lên áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài dẫn tới sản xuất thuốc trong nước gặp nhiều khó khăn.

Về chất lượng thuốc chưa có điều kiện để đánh giá tương đương sinh học khi cần, sau khi TPP có hiệu lực kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn hạn chế, trang thiết bị chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu.

Thực trạng về ngành Dược Việt Nam hiện nay

Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng ngành dược nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể tới. Cụ thể, ngành dược của nước ta đã giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á trong giai đoạn 2010 – 2018, tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 19,7%. Ngoài ra, chi tiêu y tế bình quân đầu người hàng năm trong năm 2018 đã tăng mạnh (hơn 20 USD) so với năm 2009.

Thành công của ngành dược Việt Nam còn thể hiện ở việc hầu hết các cổ phiếu dược cả công ty sản xuất và phân phối đều tăng giá và giữ ở mức ổn định về doanh thu và lợi nhuận ổn định.

thách thức ngành dược

Biểu đồ cho thấy số lượng thuốc đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam đến năm 2028

Theo PGS – TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, ngành dược Việt Nam đang phát triển nhanh nhất châu Á, đứng thứ 17/175 các quốc gia trên thế giới. Việt Nam hiện vẫn trong cơ cấu dân số vàng, nhưng đã bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2017. Dân số già đi đồng nghĩa chi tiêu chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn.Với cơ cấu dân số trẻ, đời sống và thu nhập ngày một được nâng cao hơn, do đó nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao hơn. Chính vì thế, nước ta vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành dược phẩm, cơ hội của công nghiệp dược Việt Nam hiện nay nằm ở quy mô dân số dự báo sẽ đạt 100 triệu dân vào năm 2020.

Năm 2017 doanh thu của thị trường trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước, các chuyên gia dự đoán trong 5 năm tiếp theo, ngành dược nước ta sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 nước có mức tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định nhất thế giới. Ngành Dược nước ta đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, những mặt hàng thiết bị y tế.

Chiến lược phát triển ngành dược quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu chung là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường đã thu hút những nhà đầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành, nhiều nhà đầu tư ngoại, các tập đoàn quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Tập đoàn Vingroup mới đây đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và xây dựng dự án nghiên cứu sản xuất thuốc 2.200 tỷ đồng quy mô gần 10ha tại Bắc Ninh. Tập đoàn Masan, dẫn đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng sẽ tham gia vào thị trường dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Sự tham gia của Vingroup và Masan Group phần nào khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm dè chừng.

Mục tiêu định hướng đến năm 2030 thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

Để phát triển ngành dược và đạt các mục tiêu, giới chuyên gia khuyến nghị điều cần làm là phải có giải pháp về xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách luật dược, chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic, thuốc chuyên khoa đặc trị, dạng bào chế đặc biệt như vắc xin, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia.

Cần đẩy mạnh huy động hơn nữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả;

Cần chú trọng đào tạo nhân lực ngành Y Dược

Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vì theo báo cáo của sở y tế các tỉnh, thành phố cho biết, đến năm 2020 toàn ngành dược sẽ có nhu cầu hơn 25.000 cán bộ dược có trình độ đại học, Cao đẳng trở lên. Còn lại là nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như tiến sĩ, thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa I và dược sĩ chuyên khoa II. Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Văn Truyền cho biết, ngành dược phải xây dựng các trung tâm R&D, nên sớm có chiến lược đầu tư các nhà máy kỹ thuật cao, các nhà máy sản xuất nguyên liệu hoá dược và chiết xuất hoạt chất, chuyển giao công nghệ trong sản xuất dược phẩm.

thách thức ngành Dược

Cần đẩy mạnh đào tạo nhiều hơn nguồn nhân lực ngành dược để bù đắp vào sự thiếu hụt nhân lực ngành dược

Với cơ cấu dân số trẻ, đời sống và thu nhập của người dân cũng được nâng cao hơn nên nhu cầu sức khỏe của người dân cũng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó của người dân cần rất nhiều nguồn nhân lực dược sĩ cho các cơ sở y tế bệnh viện và các công ty về dược phẩm. Cần đẩy mạnh đào tạo nhiều hơn nguồn nhân lực ngành dược để bù đắp vào sự thiếu hụt này. Nếu có nhu cầu học ngành dược để trở thành dược sĩ trong tương lai với mức thu nhập ổn định, hấp dẫn, sinh viên có thể đăng ký ngành Dược sĩ Cao đẳng để giảm bớt áp lực cho bản thân.

Hiện nay, Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược THCM, Đại học Y Dược Thái Bình là những địa chỉ cung cấp nguồn nhân sự chất lượng cao chủ yếu cho nước ta. Ngoài ra, một số trường Cao đẳng Y Dược cho sinh viên tham khảo có thể kể đến trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn, trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y tế Hà Nội, là những trường được đánh giá cao hiện nay bởi trúng tuyển vào ngành dược Cao đẳng sẽ dễ thở hơn và điều kiện xét đầu vào cũng khá thuận lợi, chỉ yêu cầu thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt để theo học tại trường.

Khi theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức Y Dược cơ bản và kiến thức chuyên môn về sản xuất, cung ứng, đảm bảo chất lượng và cách sử dụng các loại thuốc. Đồng thời sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng phân tích đánh giá chất lượng dược phẩm và các kiến thức bổ trợ về sản xuất và phát triển thuốc.

Theo khảo sát tại Việt Nam, học ngành dược sẽ có nhiều cơ hội việc làm, học ngành dược sinh viên vừa có thể theo đuổi nghiên cứu hoặc cũng có thể công tác tại các bệnh viện, làm các dự án liên quan đến bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

>> Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM