Tổng hợp những công việc của người làm ngành Hộ sinh
Ngành Hộ sinh trước đây dân gian ta hay gọi là “đỡ đẻ” có nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ trước, trong và sau sinh, hỗ trợ họ các vấn đề cơ bản để phòng ngừa các bệnh phụ khoa trong khi mang thai. Cùng với đó là thưc hiện những thủ thuật sản khoa như: khám kiểm tra viêm nhiễm phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, đặt dụng cụ tránh thai,…
Đồng thời, họ còn phải chuẩn bị dụng cụ, động viên, an ủi thai phụ để họ chuyển dạ an toàn. Ngoài ra, nữ Hộ sinh cũng có nhiệm vụ bảo quản, vận hành các dụng cụ máy móc, thiết bị theo phân công của trưởng khoa và giữ gìn chúng luôn sạch sẽ.
Những công việc của người làm hộ sinh
Liên tục theo dõi tình trạng sản phụ, ghi chép đầy đủ diễn biến của sản phụ theo Y lệnh của bác sĩ điều trị, chịu trách nhiệm nhận và bàn giao sản phụ theo đúng quy trình. Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực tập viên và tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng theo đúng sự phân công.
Tiềm năng và cơ hội làm việc
Trong năm 2017, có hơn 1,5 triệu ca sinh đẻ mỗi năm và đến năm 2018 là hơn 4 ngàn ca một ngày. Trong khi đó số lượng các nữ hộ sinh hiện tại vẫn còn đang ở tình trạng khan hiếm trầm trọng. Để cân bằng và đáp ứng nhu cầu công việc, các bệnh viện cần phải tuyển thêm rất nhiều nguồn nhân lực này.
Chính vì vậy, những bạn học ngành Cao đẳng Hộ sinh sau khi ra trường hầu như không phải lo lắng về việc làm. Các bạn có thể làm tại các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa sản hoặc trạm y tế xã trên cả nước.
Hộ sinh là ngành đang cần nguồn nhân lực lớn
> Xem thêm: Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh Sài Gòn 2023 để có thêm nhiều hiểu biết về ngành nghề dự định theo học trong tương lai
Công việc nhiều và đang thiếu hụt nhân sự nhưng không phải vì thế mà tuyển vào những người không đủ trình độ, kiến thức cũng như tay nghề làm việc. Những nhân viên làm ngành hộ sinh cần phải có những tố chất và điều kiện như sau:
- Kiến thức: những nhân viên hộ sinh cần phải có trình độ chuyên môn cao, kiến thức vững vàng về cấu trúc cơ thể người, hệ thống sinh sản trong trạng thái bình thường và bệnh lý. Bên cạnh đó cũng cần phải có kiến thức về xã hội và tâm lý con người để có thể thấu hiểu bệnh nhân.
- Kỹ năng: Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên hộ sinh đã phải rèn luyện kỹ năng tay nghề thực tế trong quá trình thực tập tại các bệnh viện, trạm y tế,…để sau khi ra trường bớt bỡ ngỡ, long ngóng khi làm việc. Đồng thời cũng phải trau dồi khả năng giao tiếp thật tốt với bác sĩ điều trị và bệnh nhân, thai phụ.
Cùng với đó người nữ hộ sinh cũng cần phải có kỹ năng lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá, tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề, và tư duy tích cực khi làm việc.
- Thái độ: người làm nghề hộ sinh phải có trách nhiệm với công việc, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ nhân dân nói chung và bà mẹ, trẻ nhỏ nói riêng. Phải có tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, sản phụ và người nhà của họ.
Trên đây là tổng hợp những công việc, tố chất cần có của một nữ hộ sinh. Tùy từng nhu cầu công việc của mỗi bệnh viện, phòng khám phụ khoa mà họ sẽ được phân công những nhiệm vụ khác nhau. Thí sinh có nguyện vọng học ngành hộ sinh tại Cao đẳng Dược Sài Gòn có thể liên hệ tới số Hotline: 096.152.9898 - 093.851.9898 để được tư vấn hỗ trợ.