Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Phân loại nữ hộ sinh hạng 2, 3 và 4

Cập nhật: 14/03/2024 15:58 | Thu Hương

Hộ sinh là ngành có nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe cho sản phụ từ khi mang thai cho đến lúc sinh đẻ. Nữ hộ sinh được chia thành 3 loại hạng như sau: Nữ hộ sinh hạng II, Nữ hộ sinh hạng III, Nữ hộ sinh hạng IV với các tiêu chuẩn đào tạo khác nhau.

Phân loại nữ hộ sinh hạng 2, 3 và 4

Nữ hộ sinh hạng 2 (II) - Mã số: V.08.06.14

Nhiệm vụ của nữ hộ sinh hạng 2

Những nhiệm vụ công việc của nữ hộ sinh hạng 2 bao gồm:

  • Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh: khám, nhận định, lập kế hoạch, theo dõi, tổ chức thực hiện, đánh giá diễn biến hàng ngày, tư vấn thai phụ những kiến thức, kỹ thuật chăm sóc con,…
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng: lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh, quản lý về chuyên môn, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng,…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Quản lý, tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, phương tiện cấp cứu, chủ trì, thực hiện cơ cứu, cấp cứu, hồi sức sơ sinh ban đầu, báo cáo, phối hợp với bác sĩ phụ trách, khám chữa, cấp cứu bà mẹ, trẻ sơ sinh một cách kịp thời,…
  • Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản: Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, chống bạo lực gia đình,..
  • Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, lập kế hoạch tổ chức quản lý phòng bệnh, tư vấn sử dụng dịch vụ, thuốc, trang thiết bị,…
  • Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: thực hiện biện hộ quyền sản phụ và trẻ sơ sinh, người bệnh, sử dụng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé,…
  • Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp: chủ trì, tổ chức đào tạo, hướng dẫn công việc cho thực tập sinh, nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc mẹ và bé,…

nhiệm vụ của người hộ sinh

Nữ hộ sinh có nhiệm vụ chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Để trở thành một nữ hộ sinh hạng II phải tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên chuyên ngành hộ sinh.
  • Phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II.

Tiêu chuẩn về năng, lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Thực hiện đúng theo quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
  • Sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh.
  • Có kiến thức về các nguyên tắc trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
  • Có kiến thức biết vận dụng kỹ năng, quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt được.
  • Để được thăng chức từ hạng III lên hạng II, viên chức Hộ sinh phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương 9 tối thiểu 9 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh hạng III tối thiều là 2 năm.

tiêu chuẩn nữ hộ sinh

Mẹ khỏe bé khỏe là niềm vui cho cả gia đình và người hộ sinh

>>> Cick ngay để biết : Những lý do tại sao bạn nên chọn ngành hộ sinh để theo học

Nữ hộ sinh hạng 3 (III) (Mã số: V.08.06.15)

Những chức năng, nhiệm vụ của nữ hộ sinh hạng III cũng tương tự như hạng II chỉ có một số điểm khác biệt về tiêu chuẩn đào tạo và tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên
  • Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp hộ sinh cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp hộ sinh trung cấp.

Nữ hộ sinh hạng 4 (IV) ( Mã số IV.08.06.16)

So với nữ hộ sinh loại II, III, nữ hộ sinh hạng IV phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo Thông tư của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trên đây là thứ hạng ngành hộ sinh. Cấp bậc của nhân viên hộ sinh sẽ tăng theo số năm kinh nghiệm và trình độ tay nghề được trau dồi, tu bổ trong quá trình thực hiện công việc.

Theo trường Cao đẳng Dược TPHCM