Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Công việc của Nữ hộ sinh có nhiệm vụ là gì?

Cập nhật: 14/03/2024 15:58 | Thu Hương

Theo thống kê của tổng cục dân số, Việt Nam đang có 96,601,815 người. Trong đó, hàng năm sẽ có hàng triệu trẻ em được sinh ra, năm 2017 là 1.563.911 ca và năm 2018 ước tính sẽ có khoảng gần 1,6 triệu ca sinh đẻ. Như vậy, chúng ta cần một số lượng lớn nữ hộ sinh làm việc tại các khoa sản nhưng nước ta cho tới thời điểm này số lượng nhân sự vẫn còn thiếu rất nhiều. Với tiềm năng công việc lớn, nhiều thí sinh đang có dự định học ngành Hộ sinh.

Công việc của Nữ hộ sinh có nhiệm vụ là gì?

Đầu tiên các bạn nên hiểu một số khái niệm cũng như những nhiệm vụ của một nữ hộ sinh phải làm trước khi đăng ký học ngành này.

Hộ sinh là gì? Định nghĩa ngành hộ sinh và những khái niệm liên quan

Hộ sinh là ngành liên quan đến sinh nở, hỗ trợ các Y Bác sĩ trong quá trình chăm sóc phụ nữ mang thai trước và sau khi sinh, được đánh giá là một nghề cao quý được nhiều người tôn trọng.

Theo trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nữ hộ sinh là những chuyên gia trong việc chăm sóc sản phụ, được đào tạo có những phẩm chất đạo đức, chính trị, ý thức cộng đồng, năng lực trình độ cao và sức khỏe tốt có thể đáp ứng nhu cầu công việc.

ngành hộ sinh là gì

Hộ sinh có nhiệm vụ chăm sóc cho mẹ và bé

Nhiệm vụ, công việc của nữ hộ sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho sản phụ do điều dưỡng hộ sinh cung cấp là một trong những ngành trụ cột của dịch vụ Y tế ở bất kì quốc gia nào” và được coi là một nghề quy định trong hệ thống Y tế từ năm 1990.

Sứ mệnh của những nữ hộ sinh là chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, phụ nữ nói chung từ lúc dậy thì đến khi mãn kinh. Họ có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội.

Tại cơ sở Y tế, phòng khám sản, họ có nhiệm vụ là một người chăm sóc, tư vấn cho thai phụ, phát hiện những bất thường trong sinh lý đề ra những kế hoạch chăm sóc cụ thể.

Trong cộng đồng họ là những chuyên gia tư vấn sức khỏe cho cả phụ nữ và gia đình với những công việc như: tư vấn kế hoạch hóa gia đình, mất cân bằng giới tính,  phòng chống bệnh tật, …

Theo thông tư của Bộ Y tế quy định các nữ hộ sinh có nhiệm vụ như sau :

  • Chủ trì, tổ chức xây dựng kế hoạch chăm sóc, phục vụ sản phụ, sơ sinh và người bệnh bảo đảm an toàn, chất lượng theo đúng quy chế chuyên môn.
  • Thực hiện các kỹ thuật phức tạp, kỹ thuật cao, chuyên sâu thuộc chuyên khoa; tổ chức ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành.
  • Kiểm tra việc theo dõi, đánh giá toàn diện sản phụ, sơ sinh, người bệnh, phát hiện, xử trí kịp thời những trường hợp nặng, những trường hợp cấp cứu và báo cáo những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị hoặc người phụ trách.
  • Lập kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo quản, bổ sung trang thiết bị và dự trù vật tư, hoá chất, sinh phẩm, thuốc của đơn vị, của khoa.
  • Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn trong công tác chuyên môn và công tác thống kê, báo cáo các hoạt động chuyên môn, bảo quản, lưu trữ các tài liệu đúng quy định.
  •  Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc chuyên khoa.
  • Tổ chức triển khai công tác chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hướng dẫn thực hành về lĩnh vực chăm sóc bà mẹ trẻ em và sức khỏe sinh sản cho học viên và hộ sinh ở ngạch thấp hơn.
  • Lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát và tổ chức tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng.
  • Thực hiện các quy định khác của pháp luật liên quan đến lĩnh vực Y tế.

những tố  chất làm nữ hộ sinh

"Mẹ tròn con vuông" là nhiệm vụ của người hộ sinh

Những tố chất cần có để trở thành một nữ hộ sinh giỏi

Dù làm bất cứ ngành nghề nào, chúng ta đều cần phải có những tố chất riêng biệt, đặc thù của ngành nghề đó. Và ngành nghề nữ hộ sinh cũng vậy, tố chất cần có của người làm hộ sinh bao gồm như sau:

  • Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ với sản phụ và bé là ưu tiên hàng đầu.
  • Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ
  • Có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng
  • Có kiến thức cơ bản trong ngành và các môn học chuyên ngành khá trở lên.

Nói chung, hộ sinh là một nghề đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ đang ngày càng được quan tâm hơn thì vai trò của ngành hộ sinh cũng sẽ được khẳng định rõ ràng hơn.

Nếu mơ ước của bạn là trở thành một nữ hộ sinh thì hãy đăng ký học ngành cao đẳng hộ sinh tại Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn ngay. Hiện nay, để tạo điều kiện cho các thí sinh, nhà trường tuyển sinh cao đẳng hộ sinh theo hình thức xét tuyển những bạn đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh chỉ cần chuẩn bị Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh Sài Gòn 2024 đầy đủ để có cơ hội trúng tuyển và theo học tại nhà trường trong thời gian theo đúng quy định.