Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Làm công việc hộ sinh có vất vả không?

Cập nhật: 24/04/2023 09:13 | Thu Hương

Hộ sinh là một công việc cao quý được mọi người trân trọng và đánh giá cao trong xã hội. Những nhân viên hộ sinh là những “bà đỡ”, “bà mụ” tốt bụng luôn dốc hết tâm sức vào công việc của mình chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân. Vậy, công việc của họ như thế nào và có khó khăn gì không?

Làm công việc hộ sinh có vất vả không?

Công việc của một nữ hộ sinh là gì?

Đầu tiên, khi nhắc đến công việc của một nữ hộ sinh ngay từ cái tên đã nói lên tất cả. Nhiệm vụ chính của họ là chăm sóc cho những phụ nữ đang mang thai, hỗ trợ họ khi sinh nở và chăm sóc sau sinh. Tư  vấn những vấn đề có thể gặp phải để phòng tránh, cung cấp  kiến thức sinh sản để họ có thể tự chăm sóc cho bản thân mình và cho em bé. Thực hiện tiếp đón, lên kế hoạch, theo dõi diễn biến của sản phụ khi chuyển dạ, nếu có bất kỳ sự bất thường nào phải báo ngay với bác sĩ điều trị để phối hợp sơ cứu, cấp cứu.

-- Xem chi tiết: Nhiệm vụ của nữ hộ sinh là gì?

Trong quá trình chờ sinh, bà mẹ thường bị áp lực tâm lý vì vậy nữ hộ sinh cũng cần phải thể hiện thái độ tươi cười vui vẻ, động viên khích lệ tinh thần. Đồng thời chuẩn bị một số dụng cụ thăm khám hỗ trợ sinh sản cũng như phòng buồng sinh đảm bảo luôn vệ sinh và sạch sẽ, vô khuẩn.

công việc của nữ hộ sinh

Người hộ sinh đảm nhận nhiều công việc khác nhau

Bên cạnh việc trên thì những nhân viên hộ sinh còn phải hướng dẫn, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho gia đình, cộng đồng về việc kế hoạch hóa gia đình, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe phòng chống bệnh tật,…Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh trong việc sử dụng dịch vụ. Đào tạo, hướng dẫn cho các thực tập sinh cách làm việc, nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân. Có thể thấy rằng tầm quan trọng của ngành Hộ sinh trong xã hội là vô cùng to lớn.

Làm hộ sinh có vất vả khó khăn không?

Để làm được ngành hộ sinh, bạn cần cần phải đáp ứng nhiều yếu tố :

  • Lòng nhân hậu, thương người
  • Tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận
  • Có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng tin học, sử dụng máy móc, thiết bị
  • Có khả năng tự lập kế hoạch, tổ chức, nghiên cứu, tự học
  • Có sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng
  • Nắm chắc kiến thức chuyên môn

--> Tìm hiểu thêm: Kĩ năng cần có của một người nữ hộ sinh

Nếu có đủ những yếu tố trên, bạn sẽ dễ dàng gắn bó với công việc này hơn. Vì đây là một ngành không phải quá khó để làm nhưng lại đòi hỏi người làm phải có đam mê với nó. Một ngày công việc của nữ hộ sinh thường làm việc theo ca với thời gian làm việc đôi khi không cố định. Có những lúc số ca sinh quá nhiều mà họ phải làm tăng ca đến 22h đêm với tổng thời gian làm việc lên đến 15-16h/ngày.

Có lúc phải thực hiện những  ca sinh khó, áp lực đè nặng trên vai, tập trung hết mình vì chỉ cần một phút lơ là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, ngành hộ sinh không phải là một ngành nhàn hạ. Tuy vất vả khó khăn là thế nhưng một khi đã làm nghề thì họ - những người làm nghề hộ sinh sẽ không bao giờ từ bỏ công việc của mình, luôn hết lòng với công việc và tìm ra được niềm  vui, sự tự hào và hãnh diện thực sự với công việc đang làm.

công việc hộ sinh có vất vả không

Công việc vất vả đổi lại là niềm vui và hạnh phúc

Cơ hội việc làm cho sinh viên hộ sinh mới ra trường

Hộ sinh là một trong những ngành y dược có cơ hội xin được việc làm tốt nhất hiện nay. Với 1,5 triệu ca sinh đẻ, cả nước đang cần thêm hàng ngàn nữ hộ sinh mỗi năm. Hiện nay, số nhân viên hộ sinh nước ta không chỉ còn thiếu rất nhiều mà còn bị phân bổ không đồng đều. Vì vậy, để đảm bảo lực lượng cho mỗi địa phương, Bộ Lao động TB&XH đã giao nhiệm vụ cho các trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện nhân viên hộ sinh hàng năm.

Tất cả các sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được tiếp nhận tại khoa sản của các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, trạm xá trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn là một trong những trường đang thực hiện nhiệm vụ trên hàng năm cung cấp hàng trăm nhân viên hộ sinh có tay nghề tốt, vững kiến thức ra làm việc. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 5 ngành: Dược, Xét nghiệm, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Điều dưỡng. Bạn có thể xem thêm thông tin tuyển sinh của trường tại đây.