Một ngày làm việc ý nghĩa của nữ hộ sinh
Người hộ sinh thường có nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe sản phụ, tư vấn, hướng dẫn cho các bà mẹ biết cách cho con bú, xử lý những trường hợp hay xảy ra trong quá trình mang thai cũng như sau khi sinh nở như: tắc sữa, bé bị sặc, mẹ thiếu sữa, tắm cho bé,…
Ngoài công việc chính trên, một nữ hộ sinh còn có thêm nhiều nhiệm vụ khác nữa như: chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, sơ cứu, cấp cứu, truyền thông, tư vấn, giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phối hợp với bác sĩ trong điều trị, đào tạo, nghiên cứu,…Tất cả đều được theo sự phân công của trưởng khoa và tùy theo vị trí, đơn vị công tác mà các nữ hộ sinh sẽ có những cách làm việc khác nhau.
Vậy, công việc hàng ngày của một nữ hộ sinh là như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Mỗi nhân viên hộ sinh họ đến với nghề bằng nhiều cách khác nhau nhưng tầm quan trọng của ngành Hộ sinh thì không thể phủ nhận. Có người vì đam mê từ đầu mà thi, xét tuyển vào ngành, có người vì thấy nghề hộ sinh có nhiều tiềm năng về công việc có thể phát triển tương lai,…Nhưng chắc chắn, tất cả họ một khi đã đến với nghề, đã làm việc đều hết mình và luôn luôn nỗ lực vươn lên.
Những người học Cao đẳng Hộ sinh sau khi ra trường chúng ta nghĩ đơn giản họ chỉ là người “đỡ đẻ” thôi mà. Nhưng mấy người biết được một ngày công việc của họ trải qua vất vả, khó khăn và hồi hộp đến mức nào.
Nhiều người kể, làm công việc hộ sinh họ phải chịu áp lực rất lớn, phải làm việc luôn tay bất kể thời gian dù đã khuya, đòi hỏi có sức khỏe tốt, kiên nhẫn mới làm được.
Theo Chị Hà - một nữ hộ sinh của khoa A2, bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì một ca làm việc của một nữ hộ sinh thường bắt đầu từ 7h sáng đến 19h tối những nếu hôm nào đông còn có thể kéo dài đến 22h, làm liên tục khoảng 15,16 tiếng.
Chị Hà nói: “Người hộ sinh thường xuyên phải theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình chuyển dạ, sản phụ thường rất đau, mệt mỏi và lo lắng, nữ hộ sinh luôn phải động viên giúp bà bầu sinh nở an toàn, mẹ tròn con vuông. Nhiều bệnh nhân chuyển dạ kéo dài, người nhà sốt ruột hỏi nhiều, nữ hộ sinh có mệt tới đâu cũng phải giữ thái độ niềm nở".
Một ngày làm việc của chị Hà tại bệnh viện
Không chỉ vậy, chị còn kể trường hợp khiến chị phải nhớ nhất là ca đỡ đẻ cho sản phụ có thai nhi ngôi ngược, chị phải ngồi giữ tầng sinh môn cho bệnh nhân suốt một giờ đồng hồ. Rất may ca này chị đã thành công, em bé chào đời an toàn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng may mắn như trong một lần khác chị đỡ đẻ cho một trường hợp thai 40 tuần tuổi, sản phụ đã mở được 3 phân nhưng bé lại bị mất thai tim đột ngột.
Vì vậy, để trở thành một nữ hộ sinh, các bạn không chỉ phải tiếp nhận, hiểu, nắm chắc kiến thức lý thuyết và kỹ năng mà còn đòi hỏi nhiều tố chất như: sự khéo léo, tinh tế, ân cần,....và đặc biệt phải luôn luôn lấy bệnh nhân làm chính trong quá trình làm việc để tránh những trường hợp xấu xảy ra: tim thai suy, chảy máu, vỡ tử cung, mất tim thai,…
Thông thường, mỗi tháng một nữ hộ sinh phải trực đêm khoảng 7-8 buổi, trong đó mỗi buổi khoảng 4-5 ca sinh, có hôm lên đến 8-9 ca. Có nhiều lúc họ còn phải trực cả Tết, các ngày lễ phải ở lại bệnh viện làm việc.
Một ngày làm việc của người hộ sinh là thế, công việc của họ vất vả là vậy nhưng đối với chị Hà hay tất cả những nữ hộ sinh khác, họ vẫn luôn yêu nghề, động viên, nhắc nhở nhau hoàn thành tốt công việc, lấy niềm vui, hạnh phúc của bệnh nhân làm niềm vui, hạnh phúc của mình.
Cơ hội việc làm của ngành Cao đẳng Hộ sinh
Hộ sinh là nghề có nhiều cơ hội việc làm với mức lương ổn định
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu ca sinh đẻ mỗi năm trong khi mới chỉ có vài trăm nhân viên hộ sinh đạt trình độ Cao đẳng, Đại học còn lại là trung cấp. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho những bạn học ngành này là rất lớn.
Cao đẳng Hộ sinh nên học trường nào? Năm 2023, Nhà trường thực hiện tuyển sinh Cao đẳng Y Dược theo hình thức xét tuyển học bạ THPT tạo điều kiện dễ dàng nhất cho các bạn đến với con đường trở thành tân sinh viên của ngành Cao đẳng Hộ sinh. Thí sinh có nguyện vọng hãy đăng ký trực tuyến online qua trang web nhà trường.