Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bác sĩ nhi khoa lấy điểm chuẩn bao nhiêu? Chương trình học của chuyên ngành Nhi khoa như thế nào?

Cập nhật: 22/05/2020 17:24 | Trần Thị Mai

Ngành Nhi khoa là gì? Bác sĩ Nhi khoa lấy điểm chuẩn bao nhiêu?... Các thắc mắc của bạn đọc về ngành Nhi khoa sẽ được Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh giải đáp đầy đủ và chi tiết ở dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Bác sĩ nhi khoa lấy điểm chuẩn bao nhiêu? Chương trình học của chuyên ngành Nhi khoa như thế nào?

Nhi khoa là một chuyên ngành của Y khoa chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ lúc mới sinh đến dưới 16 tuổi (độ tuổi này thùy theo từng quốc gia).

Sự khác biệt lớn nhất giữa Nhi khoa và y học chính là điều trẻ em còn nhỏ và trong hầu hết các trường hợp đều không tự quyết định. Do đó mà Bác sĩ Nhi khoa thường phải hướng dẫn và tư vấn các loại bệnh lý cũng như phương pháp điều trị phù hợp cho cha mẹ bệnh nhân và thỉnh thoảng với gia đình của bệnh nhân hơn là chính đứa trẻ.

Để trở thành các Bác sĩ Nhi thì sau khi học xong ngành Y khoa cần phải được đào tạo thêm về các chuyên khoa liên quan đến Nhi. Hành nghề trong Nhi khoa sẽ tương tự như một số lĩnh vực hành nghề chuyên khoa của người lớn, tuy nhiên sẽ có sự khác biệt so với mô hình bệnh tật. Một số bệnh thường thấy ở trẻ em, tuy nhiên lại hiếm gặp ở người lớn như viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng rotavirus….

Mục tiêu đào tạo của ngành Nhi khoa

Đào tạo Bác sĩ Nhi khoa có y đức, có lòng yêu trẻ, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để tham gia xác định, đề xuất và giải quyết các vấn đề sức khoẻ trẻ em, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ  cho trẻ em và nhân dân.

Mục tiêu cụ thể

* Về thái độ

- Cần phải dốc tâm tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, hết lòng phục vụ người bệnh. 

- Luôn luôn tôn trọng và kết hợp, đoàn kết với đồng nghiệp trong khoa để có thể gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của ngành. 

- Có tinh thần nghiên cứu khoa học và luôn luôn tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, trung thực, khách quan.

- Thường xuyên kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. 

* Về kiến thức

- Nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản nhằm làm nền tảng cho y học lâm sàng. 

- Tiếp thu kiến thức cơ bản về sinh lý cũng như bệnh lý của trẻ em để đưa ra các chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho trẻ em một cách chính xác nhất.  

- Cần có kiến thức vững để tự xử trí được các tình trạng cấp cứu nhi khoa thường gặp. 

- Có phương pháp luận khoa học trong chữa bệnh và nghiên cứu khoa học và công tác phòng bệnh.

- Thực hiện đúng chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.

* Về kỹ năng

- Bản thân mỗi người cần có kỹ năng thăm khám trẻ bình thường. Để từ đó đánh giá được các yếu tố như sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động bình thường. 

- Thăm khám lâm sàng, phát hiện được các triệu chứng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp ở trẻ em.

- Xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho các bệnh thường gặp và các cấp cứu thông thường ở trẻ em.

- Thực hiện được các kỹ năng cơ bản lâm sàng nhi khoa.

- Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thường gặp ở trẻ em.

- Lên kế hoạch những biện pháp xử lý thích hợp để nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.

- Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch cho trẻ em.

- Hướng dẫn và thực hiện công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và người nuôi trẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ em cuối cùng chỉ với mục đích là bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữa và thành thạo tin học văn phòng để đáp ứng mục đích nghiên cứu khoa học và có thể nâng cao trình độ chuyên môn. 

- Áp dụng được một số bài thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh cho trẻ em.

- Cùng các đồng nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học.

Ngành Bác sĩ nhi khoa lấy bao nhiêu điểm?

Năm 2019 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mức sàn xét tuyển ngành sức khỏe. Vì vậy, điểm chuẩn vào các trường đào tạo nhóm ngành Y Dược đồng đều hơn. Mức điểm trúng tuyển của các trường đào tạo Y khoa được rút ngắn khoảng cách, còn từ 21 đến 26,75.

Vào ngày 8 – 9/8/2019 hầu hết tất cả các trường đại học đã công bố điểm chuẩn. Trong đó có khoảng 50 trường đào tạo liên ngành liên quan đến sức khỏe, 23 trường mở ngành y khoa ( hay còn gọi là ngành y đa khoa). Ngành y khoa thường sẽ là ngành có điểm chuẩn cao nhất nhì và khả năng cạnh tranh giữa các thí sinh rất lớn. Vì Nhi khoa là một chuyên ngành trong Y đa khoa nên để được trở thành Bác sĩ nhi khoa thì ban đầu các thí sinh cần phải theo học các tổ hợp để được trúng tuyển vào ngành Đa khoa.

Nhiều người cho rằng đề thì năm nay dễ hơn nên ngành y khoa của tất cả các trường đều lấy đầu vào cao hơn năm ngoái từ 0,5 – 2,85 điểm. Tổ hợp để xét tuyển vào ngành là B00: Toán, hóa, sinh. Ngoại trừ Đại học Y Dược Hải Phòng thì có tuyển thêm khối A00: Toán, Lý, Hóa.

nganh-nhi-khoa
Ngành Bác sĩ nhi khoa là một ngành cần nhiều sự kiên nhẫn vì đối tượng mà họ phục vụ cũng khá đặc biệt

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thống kê danh sách 10 đại học có đầu vào ngành Y khoa cao nhất:

STT

Trường

Điểm chuẩn ngành Y khoa

1

Đại học Y Hà Nội

26,75

2

Đại học Y Dược TP HCM

26,7

3

Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

25,6

4

Đại học Y Dược - Đại học Huế

25

5

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

23,5 (hộ khẩu TP HCM)

24,65 (ngoài TP HCM)

6

Đại học Y Dược Thái Bình

24,6

7

Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

24,4

8

Đại học Y Dược Cần Thơ

24,3

9

Khoa Y - Đại học Quốc gia TP HCM

23,95
(ngành Y khoa chất lượng cao)

10

Đại học Y Dược Hải Phòng

23,2 (khối A)

23,85 (khối B)

>> Tham khảo điểm chuẩn Ngành Y Khoa năm 2019

Kiến thức giáo dục đại cương

TT

TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN

1

Tư tưởng HCM

2

Ngoại ngữ

3

Tin học đại cương

4

Giáo dục thể chất*
5 Giáo dục quốc phòng – an ninh*
Các môn cơ sở khối ngành  

1

Dân số học

2

Sinh học và di truyền

3

Lý sinh

4

Hóa học

5

Tin học ứng dụng

6

Xác suất- Thống kê y học

7

Tâm lý y học - Đạo đức y học

8

Truyền thông và Giáo dục sức khoẻ

Kiến thức cơ sở của ngành

TT

TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN

1

Nội cơ sở

2

Mô phổi

3

Sinh lý

4

Hoá sinh

5

Vi sinh y

6

Ký sinh trùng

7

Giải phẫu bệnh

8

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

9

Dược lý

10

Chẩn đoán hình ảnh

11

Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm

12

Dịch tễ học

13

Điều dưỡng cơ bản nhi khoa

Kiến thức ngành

TT

Tên môn, tên học phần

2

Ngoại cơ sở

3

Nội bệnh lý

4

Ngoại bệnh lý

5

Phụ sản

6

Y học cổ truyền

7

Da liễu

8

Phục hồi chức năng

9

Thần kinh

10

Tâm thần nhi

11

Răng hàm mặt nhi khoa

12

Tai mũi họng nhi khoa

13

Nhãn khoa trẻ em

14

Tổ chức, quản lý y tế và chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em

15

Nhi khoa cơ sở 

16

Nhi khoa xã hội

17

Nhi khoa cộng đồng

18

Bệnh lý hô hấp nhi khoa

19

Bệnh lý thần kinh – tâm thần nhi khoa

20

Bệnh lý huyết học – ung thư nhi khoa

21

Bệnh lý nội tiết – chuyển hóa – di truyền nhi khoa

22

Bệnh lý thận – tiết niệu – sinh dục

23

Bệnh lý tim mạch nhi khoa

24

Bệnh lý tiêu hóa – dinh dưỡng nhi khoa

25

Bệnh lý sơ sinh – chu sinh học

26

Bệnh lý hồi sức cấp cứu

27

Bệnh lý truyền nhiễm nhi khoa

28

Ngoại Nhi

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc về ngành Nhi khoa. Hi vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho thí sinh trong những băn khoăn trước ngưỡng cửa thi Đại học, Cao đẳng.

Chúc các em lựa chọn được ngôi trường phù hợp để thỏa sức theo đuổi đam mê!