Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đăng ký nhiều nguyện vọng không phải là “bùa hộ mệnh” để vào đại học

Cập nhật: 27/05/2020 17:25 | Trần Thị Mai

Quy chế tuyển sinh 2020 cho phép thí sinh tiếp tục được đăng ký nhiều nguyện vọng theo nhu cầu, tuy nhiên đăng ký nhiều nguyện vọng có chắc đỗ?

Đăng ký nhiều nguyện vọng không phải là “bùa hộ mệnh” để vào đại học

Theo số liệu của Vụ Giáo dục đại học, trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh Đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 2- 3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Số thí sinh trúng tuyển trong những đợt xét tuyển lần 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất ít.

"Dù có những thí sinh đăng ký tới hàng chục nguyện vọng, nhưng nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 thì sẽ không sử dụng tới nguyện vọng thứ 3, 4 nữa. Theo đó, các em vẫn cần phải xác định được nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn của mình", PGS TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo.

"Các em đã có 3 năm THPT để suy nghĩ lựa chọn và tập trung học tập, ôn thi cho ngành nghề phù hợp với khả năng, sở trường, thế mạnh, phù hợp với các điều kiện về kinh tế, sức khỏe, gia đình… của mình. Vì thế, chọn ngành, chọn trường… không nên là câu chuyện của thời gian cuối. Đây là thời điểm các em cần tập trung cao độ cho việc ôn thi thật hiệu quả để đạt mục tiêu trúng tuyển vào trường Đại học mơ ước của mình", PGS TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

Từ năm 2017 đến nay, để tăng cơ hội cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định không giới hạn nguyện vọng khi thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Năm 2017, đã có thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng xét tuyển. "Kỷ lục" này đã bị phá, bởi năm 2019, có một thí sinh khác đã đăng ký 50 nguyện vọng.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2018 có khoảng 64% thí sinh xét tuyển đại học, mỗi thí sinh đăng ký khoảng 4 nguyện vọng xét tuyển.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm