Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dự kiến thời gian tới Việt Nam có 30 trường Đại học trọng điểm

Cập nhật: 17/11/2023 10:07 | Trần Thị Mai

Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo để dần tiến vào bảng xếp hạng thế giới, dự kiến đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 30 Đại học trọng điểm. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn thông tin này.  

Dự kiến thời gian tới Việt Nam có 30 trường Đại học trọng điểm

Dự kiến sắp tới Việt Nam sẽ có 30 trường Đại học trọng điểm

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì trong dự thảo quy hoạch về mạng lưới cơ sở Giáo dục Đại học và Sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (trừ các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng, các trường cao đẳng sư phạm).

Trong đó Bộ đã đưa ra dự kiến đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 250 cơ sở Giáo dục Đại học và 50 phân hiệu: trong đó 30 cơ sở đào tạo trọng điểm với khoảng 5 Đại học Quốc gia, 5 Đại học vùng và từ 28 - 20 trường trọng điểm. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến danh sách này. Cụ thể:

  • Ngoài hai trường Đại học quốc gia TP HCM và Hà Nội, dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ trở thành đại học quốc gia vào năm 2030. Khi đó những cơ sở đào tạo đó sẽ có quyền tự chủ cao hơn những mô hình đào tạo còn lại và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về nhiều các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ…

Chính vì vậy các trường Đại học này cần có uy tín, chất lượng đào tạo đứng đầu trong cả nước về một số lĩnh vực trọng điểm của quốc gia như: Kỹ thuật, Khoa học Công nghệ. Nhằm đạt được mục tiêu các Đại học quốc gia được xếp hạng vào nhóm hàng đầu Châu Á, đồng thời ít nhất có 20 lĩnh vực nằm trong bảng xếp hạng 1000 của quốc tế về chất lượng đào tạo uy tín.

Dự kiến quy mô và lĩnh vực trọng điểm của 5 Đại học quốc gia:

Đại học Quốc gia Quy mô sinh viên Lĩnh vực, ngành trọng điểm
Hà Nội 65.000-70.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và sư phạm, xã hội và nhân văn
TP HCM 120.000-130.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, xã hội và nhân văn
Đà Nẵng 60.000-65.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến, sư phạm, tài chính
Huế 60.000-65.000 Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và SP, y dược, nông lâm, du lịch
Bách khoa Hà Nội 45.000-50.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến

Đối với các trường Đại học có đào tạo các ngành trọng điểm, theo dự kiến Bộ Giáo dục cho biết mỗi ngành có từ 1 - 2 trường, như vậy tổng số lượng khoảng 18 - 20. Những trường sẽ cần chú trọng đến quy mô đào tạo nâng cao chất lượng, phát triển nghiên cứu và đổi mới về sáng tạo. Theo đó có ít nhất 20 lĩnh vực có mặt trong bảng xếp hạng quốc tế uy tín.

Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 18 trường Đại học trọng điểm ngành quốc gia

Trường đại học trọng điểm Ngành
Sư phạm Hà Nội Giáo dục và Sư phạm
Sư phạm TP HCM Giáo dục và Sư phạm
Y Hà Nội Y Dược
Y Dược TP HCM Y Dược
Luật Hà Nội Luật pháp
Luật TP HCM Luật pháp
Kinh tế quốc dân Kinh tế và Tài chính
Kinh tế TP HCM Kinh tế và Tài chính
Hàng hải Việt Nam Giao thông - vận tải, kinh tế biển
Giao thông Vận tải Giao thông - vận tải
Xây dựng Hà Nội Xây dựng và Kiến trúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Báo chí và Truyền thông
Học viện Bưu chính Viễn thông Thông tin, Truyền thông
Học viện Hành chính Quốc gia Hành chính
Học viện Tài chính Tài chính
Học viện Âm nhạc Quốc gia Nghệ thuật
Sân khấu Điện ảnh Nghệ thuật

Trong số đó có bốn trường được quy hoạch Đại học vùng là: Trường Đại học Vinh, Tây Nguyên, Cần Thơ, Nha Trang.

Dự kiến thời gian tới Việt Nam có 30 trường Đại học trọng điểm
Dự kiến thời gian tới Việt Nam có 30 trường Đại học trọng điểm

Bộ GDĐT cho biết dự kiến sắp xếp lại theo hướng tinh gọn với các trường đang tham gia vào đào tạo giáo viên cần căn cứ vào năng lực và uy tín trong đào tạo, khả năng đáp ứng sự phát triển của đội ngũ giáo viên các địa phương, cả nước. Cho đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 50 cơ sở Giáo dục Đại học đào tạo giáo viên các trình độ. Trong số đó có 11 trường giữ vai trò làm nòng cốt chiếm 50% tổng quy mô đào tạo Sư phạm trên địa bàn toàn quốc. Cụ thể các trường bao gồm: trường Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Sư phạm Hà Nội, Sư phạm 2, trường Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng), Sư phạm Tây Nguyên,  trường Đại học Vinh, Sư phạm TP HCM, Sư phạm Quy Nhơn, Sư phạm Cần Thơ.

Trong dự thảo này cũng có đề cập đến vấn đề các trường Đại học Công lập không đạt chuẩn theo quy định của Bộ sẽ được tập trung đầu tư tái cấu trúc nhằm mục đích đạt chuẩn trong khoảng từ 3 - 5 năm tới, bên cạnh đó có thể sáp nhập vào các trường khác hoặc đình chỉ hoạt động của trường trước năm 2028 và trước năm 2030 giải thể trường.

Trong thời gian tới trừ một số trường hợp đặc biệt ngoài ra Bộ sẽ không có chủ trương thành lập Đại học công lập mới.

Trên thực tế hiện nay cả nước đang có khoảng 650 cơ sở Giáo dục bao gồm: 244 Đại học và các trường Đại học còn lại là số lượng các trường đào tạo Cao đẳng. Đến thời điểm này có 4 trường lọt top 1000 của hai bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới là THE và QS, thứ hạng cao nhất là 514. Tổng số sinh viên hiện tại khoảng 2,1 triệu thì số sinh viên quốc tế ở Việt Nam khoảng 45.000, chiếm hơn 2% tổng số sinh viên.

Có thể thấy rằng việc quy hoạch mạng lưới Đại học đến 2030 và tầm nhìn tới 2050 chính là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới, tất cả đều hướng đến phát triển và củng cố hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam theo hướng hiện đại, công bằng, tạo hệ thống mở, đồng bộ, nâng cao chất lượng đào tạo và quy mô. Quy hoạch nền Giáo dục Việt Nam được xếp vào nhóm có hệ thống Giáo dục Đại học tiên tiến trong khu vực và xếp hạng cao quốc tế.

Hy vọng những thông tin được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Dự kiến thời gian tới Việt Nam có 30 trường Đại học trọng điểm. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục hữu ích khác.