Học Răng – Hàm – Mặt có khó không?
Đối với việc đánh giá mức độ khó hay dễ của một ngành học thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động như sự cố gắng, tập trung của mỗi cá nhân mà đưa ra kết luận rằng ngành học đó dễ hay khó.
Ngành Răng – Hàm – Mặt cũng như vậy khi các bạn cố gắng và đam mê với ngành học, chăm chỉ thì nó sẽ trở thành ngành học dễ dàng và vô cùng thú vị.
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt: Đây là ngành học chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và giúp phòng ngừa tốt các vấn đề liên quan đến cấu trúc răng hoặc khoang miệng.
Các nhánh chính trong chuyên ngành này bao gồm: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng….
>> Xem thêm: Điểm chuẩn ngành Răng - Hàm - Mặt
Bạn có thể tham khảo chương trình học Ngành Răng – Hàm – Mặt dưới đây để có cái nhìn khái quát hơn
I |
Khối kiến thức chung (chưa tính học phần 11-13) |
1 |
NLCB của CN Mác – Lênin 1 |
2 |
NLCB của CN Mác – Lênin 2 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối CM của ĐCS VN |
5 |
Tin học cơ sở 1 |
6 |
Tin học cơ sở 3 |
7 |
Tiếng Anh cơ sở 1 |
8 |
Tiếng Anh cơ sở 2 |
9 |
Tiếng Anh cơ sở 3 |
10 |
Tiếng Anh cơ sở 4 |
11 |
Giáo dục thể chất |
12 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
13 |
Kĩ năng bổ trợ |
II |
Khối kiến thức theo lĩnh vực |
14 |
Đại số tuyến tính |
15 |
Giải tích 1 |
16 |
Cơ – Nhiệt |
17 |
Điện-Quang |
18 |
Hóa học đại cương |
19 |
Hóa học vô cơ 1 |
20 |
Hóa học hữu cơ |
21 |
Thực tập hóa học hữu cơ 1 |
22 |
Sinh học đại cương |
23 |
Hóa sinh học |
24 |
Sinh học phân tử |
25 |
Sinh lý học |
III |
Khối kiến thức theo khối ngành |
26 |
Vi sinh |
27 |
Ký sinh trùng |
28 |
Miễn dịch học |
29 |
Truyền thông GDSK – Y đức. |
30 |
Xác suất thống kê |
31 |
Kỹ thuật y dược hiện đại |
IV |
Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 |
Các học phần bắt buộc |
32 |
Giải phẫu |
33 |
Lý sinh |
34 |
Mô phôi |
35 |
Giải phẫu bệnh |
36 |
Dược lý |
37 |
Nghiên cứu khoa học |
38 |
Sinh lý bệnh |
39 |
Điều dưỡng cơ bản |
40 |
Nội khoa cơ sở |
41 |
Nội bệnh lý I |
42 |
Ngoại khoa cơ sở |
43 |
Ngoại bệnh lý I |
44 |
Nhi khoa I |
45 |
Sản phụ khoa I |
46 |
Y học cổ truyền |
47 |
Tai mũi họng |
48 |
Nhãn khoa |
49 |
Da liễu |
50 |
Thần kinh |
IV.2 |
Các học phần tự chọn |
51 |
Y học gia đình |
52 |
Tổ chức và quản lý y tế |
V |
Khối kiến thức ngành |
V.1 |
Các học phần bắt buộc |
53 |
Giải phẫu răng |
54 |
Mô phôi răng miệng - Sinh học miệng |
55 |
Vật liệu - thiết bị nha khoa |
56 |
Mô phỏng lâm sàng răng trẻ em |
57 |
Mô phỏng LS nha khoa phục hồi |
58 |
Mô phỏng lâm sàng nội nha |
59 |
Mô phỏng LS phục hình cố định |
60 |
Mô phỏng LS phục hình tháo lắp |
61 |
Khớp cắn học |
62 |
Giải phẫu ứng dụng và phẫu thuật thực hành miệng hàm mặt |
63 |
Chẩn đoán hình ảnh RHM |
64 |
Phẫu thuật trong miệng |
65 |
Bệnh lý miệng 1 |
66 |
Bệnh lý miệng 2 |
67 |
Phẫu thuật hàm mặt |
68 |
Chữa răng nội nha 1 |
69 |
Chữa răng nội nha 2 |
70 |
Nha chu 1 |
71 |
Nha chu 2 |
72 |
Phục hình tháo lắp |
73 |
Tháo lắp hàm khung |
74 |
Phục hình cố định |
75 |
Răng trẻ em 1 |
76 |
Răng trẻ em 2 |
77 |
Chỉnh hình răng mặt |
78 |
Nha khoa công cộng |
79 |
Nha khoa cấy ghép |
80 |
Thực tập nghề nghiệp (trong 2 tháng) |
V.2 |
Các học phần tự chọn |
81 |
Nha khoa cho người tàn tật và Nha khoa gia đình |
82 |
Lão nha học |
83 |
Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM - Ghi hình (chụp ảnh và quay video) trong RHM |
84 |
Nha khoa hiện đại |
85 |
Pháp nha học - Tổ chức hành nghề bác sĩ răng hàm mặt |
86 |
Điều dưỡng nha khoa |
87 |
Chỉnh hình răng mặt nâng cao |
88 |
Nha khoa phục hồi tổng quát |
V.3 |
Khóa luận TN/các học phần thay thế |
89 |
Khóa luận tốt nghiệp |
|
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
90 |
Nha khoa dự phòng |
91 |
Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình nâng cao |
92 |
Điều trị loạn năng hệ thống nhai |
(Theo Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội)
>>> Tìm hiểu Danh sách các trường đào tạo ngành Răng - Hàm - Mặt
Nên học Đa khoa hay học Răng - Hàm - Mặt?
Mục tiêu trong đào tạo Bác sĩ đa khoa: Trở thành những con người có y đức, nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản, tiếp thu tốt các kiến thức y học cơ sở cũng như các kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng. Có thể kết hơp được các phương pháp y học hiện đại với y học cổ truyền. Khả năng tự học, trau dồi kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe cho mọi người.
Sau khi tốt nghiệp ngành Đa khoa sinh viên sẽ có kỹ năng khám và chữa bệnh bao gồm: Chẩn đoán và xử trí một số bệnh nội khoa thông thường; xử trí một số cấp cứu thường gặp trong nội khoa tuyến y tế cơ sở, có thể tự chẩn đoán và thực hiện sơ cứu cho các trường hợp khẩn cấp khi gặp phải trong ngoại khoa, làm các kỹ thuật tiểu phẫu, chẩn đoán và định hướng một vài bệnh chuyên khoa, khả năng làm một số kỹ thuật đơn giản như chăm sóc và bảo vệ các bà mẹ, trẻ em. Bên cạnh đó sinh viên ngành đa khoa còn thực hiện tốt một số xét nghiệm đơn giản phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh thông thường. Chữ bệnh không dùng thuốc và có kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền đơn giản nhằm dự phòng một số bệnh thường gặp.
Những nơi mà sinh viên tốt nghiệp ngành đa khoa có thể làm việc như các bệnh viện, cở sở y tế, ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. Thông thường để học đa khoa sẽ mất thời gian là 6 năm. Sau đó muốn theo chuyên ngành nào thì cần phải học thêm 1 năm định hướng theo đúng chuyên khoa mà bạn tự chọn. Nếu bạn muốn học theo ngành Răng - Hàm - Mặt thì có thể tìm các cơ sở đào tạo định hướng như: khoa RHM-viện Việt nam-Cu ba, khoa RHM viện 103, viện RHM quốc gia...
Học xong 1 năm định hướng và 1 năm thực tế tại cơ sở y tế thì bạn sẽ đủ điều kiện để tham gia học nâng cao chuyên ngành (bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc cao học Răng - Hàm - Mặt). Trong trường hợp bạn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa với bằng loại giỏi thì có thể đăng ký dự thi cao học Răng - Hàm - Mặt ngay còn nếu xếp loại bằng trung bình thì cần phải thêm thời gian 2 năm thực tế thì mới đủ điều kiện để tham dự thi.
Khác nhưng ngành nghề khác, với ngành y thì chia ra 2 hướng là bs lâm sàng và bác sỹ khoa học (bác sỹ chuyên khoa cấp I có địa vị tuơng đuơng thạc sỹ y khoa, tuy nhiên bs chuyên khoa đi sâu vào thực tế còn ông thạc sỹ thì lại đi sâu vào "nghiên cứu bốc phét")
Còn những trường hợp đã tham gia học bác sĩ chuyên khoa từ đầu như mã ngành bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt của ĐH Y Hà nội, Đại học Y dược HCM, hoặc ĐH RHM thì sau khi tôt nghiệp học sẽ không phải học thêm BS đinh hướng nữa, có đủ tiêu chuẩn làm ngay.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có đủ các bậc học từ trung cấp tới cao đẳng, đại học, sau đại học cho chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt. Bạn có thể căn cứ vào mục đích và nguyện vọng, cũng như khả năng của bản thân để lựa chọn cấp bậc phù hợp. Nếu muốn trở thành nha sỹ chuyên nghiệp, bạn có thể bỏ ra ít nhất 4 năm để theo học và lấy bằng cử nhân ngành này!
Do đó nên học ngành đa khoa hay Răng - Hàm - Mặt là do quyết định và niềm đam mê của mỗi cá nhân không ai giống ai. Để chọn lựa con đường đi đúng các bạn hãy cân nhắc thật kỹ nhé!
Hy vọng những thông tin Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Răng - Hàm - Mặt và có lời giải đáp cho thắc mắc Nên học đa khoa hay Răng - Hàm - Mặt? để từ đó có cơ sở để đưa ra quyết đinh có nên học ngành này hay không.