Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành y đa khoa thi khối nào? Danh sách trường đại học đào tạo ngành y đa khoa

Cập nhật: 17/04/2020 11:16 | Trần Thị Mai

Hiện nay y đa khoa được coi là ngành quy tụ những người xuất sắc. Nhưng theo quy chế tuyển sinh mới thì tổ hợp môn xét tuyển vào ngành này đa dạng hơn, nhờ đó thí sinh có thể chọn thi nhiều khối khác nhau và tăng khả năng được theo đuổi đam mê nhiều hơn. Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới để biết ngành y đa khoa thi khối nào?  

Ngành y đa khoa thi khối nào? Danh sách trường đại học đào tạo ngành y đa khoa

Ngành y đa khoa thi khối nào?

Để trở thành một sinh viên y đa khoa trước tiên bạn cần phải có đủ các tố chất như: kiên trì, nhẫn lại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ và thêm vào đó bạn phải học tốt các môn khối B như: Toán, Hóa Sinh thì mới có thể đủ khả năng để thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng y chuyên ngành đa khoa. Cụ thể ngành y đa khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D91: Toán; Tiếng Pháp; Khoa học tự nhiên

== >> Xem thêm: Tổng hợp các khối thi đại học 2020

Ngành Y đa khoa luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm. Nếu bạn có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong khoảng điểm này hoặc hơn thì bạn có thể tự tin để nộp nguyện vọng các trường có đào tạo ngành này.

Ngành Y đa khoa yêu cầu kiến thức chủ yếu liên quan đến môn học khối B, bên cạnh đó là các kỹ năng tiếng anh vì liên quan đến bệnh và tên thuốc hay thuật ngữ sẽ chủ yếu sử dụng tiếng anh. Sinh viên khi theo học ngành Y sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ kiến thức về y học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng. Sinh viên sẽ được học về khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, chữa bệnh qua những môn học như Sinh lý, giải phẫu, sinh học, Nội cơ sở, Chẩn đoán hình ảnh, dược lý, ngoại cơ sở, Truyền nhiễm, hóa sinh....

Những thí sinh có học lực khá hoặc trung bình nhưng mong muốn theo đuổi ngành y cũng đừng quá lo lắng. Các bạn có thể cân nhắc học tại các trường cao đẳng bởi vừa dễ dàng hơn trong việc xét tuyển, vừa đảm bảo được chất lượng học tập và đầu ra công việc. Chỉ cần tốt nghiệp THPT là các thí sinh đã có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường. Theo thống kê, tới 98% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng y dược đều có việc làm và thu nhập ổn định.

Như vậy, việc học và thi ngành y không còn quá khó khăn như trước nữa. Mọi sinh viên có đam mê và đủ quyết tâm đều có thể theo đuổi ngành học vô cùng ý nghĩa này.

Danh sách các trường đào tạo ngành y đa khoa.

Vì là ngành học hot và thu hút được nhiều người quan tâm và các thí sinh theo học cho nên trên cả nước số lượng trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Y đa khoa cũng tương đối. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội chọn lựa cho các thí sinh học tập tại những ngôi trường phù hợp với bản thân. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành y đa khoa trên địa bàn cả nước:

- Khu vực miền bắc:

  • Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương.
  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  • Đại học Y Hà Nội.
  • Đại học Y Dược Thái Bình.
  • Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
  • Đại học Y Dược Hải Phòng.

- Khu vực Miền Trung:

  • Đại học Y Dược - Đại học Huế.
  • Đại học Phan Châu Trinh.
  • Đại học Dân lập Duy Tân.
  • Đại học Y khoa Vinh.
  • Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.
  • Đại học Tây Nguyên Đại học Buôn Ma Thuột.

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Trà Vinh.
  • Khoa Y - Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Đại học Y Dược TP. HCM.
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • Đại học Nguyễn Tất Thành.
  • Đại học Y Dược Cần Thơ.
  • Đại học Nam Cần Thơ.
  • Đại học Tân Tạo.
  • Đại học Võ Trường Toản.
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
nganh-y-da-khoa-thi-mon-nao
Các thí sinh có nhiều lựa chọn học y đa khoa trên địa bàn cả nước.

Mỗi trường cao đẳng, đại học sẽ có một số phương thức tuyển thẳng riêng, nhưng sẽ dựa trên thành tích học tập và các giải thưởng mà thí sinh đã đạt được trong thời gian học tại trường THPT. Để đỗ đại học, thí sinh cần có học lực khá giỏi trở lên và có may mắn trong kỳ thi.

Hướng đi nào là phù hợp nhất cho những bạn không có khả năng trúng tuyển đại học? Chỉ có thể xét tuyển vào các trường Cao Đẳng Y Dược để dần dần có bằng cao đẳng chính quy và học liên thông lên hệ đại học, từng bước theo đuổi niềm đam mê của bản thân. Như đối với Cao đẳng Dược nhà trường  áp dụng phương thức xét tuyển chỉ cần thí sinh tốt nghiệp THPT, có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật và có đủ các điều kiện về tài chính, sức khỏe để theo học tại trường. Với việc chú trọng đào tạo vào thời gian học thực hành cùng chính sách hỗ trợ việc làm, 98% sv tốt nghiệp tại đây đều có việc làm và làm tốt các công việc được giao.

Học y đa khoa ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành y đa khoa thì sinh viên có thể tìm kiếm công việc gì? Đó là thắc mắc không chỉ của các thí sinh mà kể cả những bậc phụ huynh cũng lo lắng tìm việc cho con em mình sau khi ra trường. Chia sẻ đến bạn đọc một số công việc mà sinh viên tốt nghiệp y đa khoa như:

Bác sĩ nội khoa

Bác sĩ nội khoa là người làm công việc liên quan đến chẩn đoán và ngăn ngừa, điều trị các bệnh ở bên trong cơ thể và chủ yếu điều trị cho người lớn.

Đây cũng là một trong những việc làm khá  dễ để tìm kiếm. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học cần có chứng chỉ định hướng các chuyên ngành liên quan và chứng chỉ hành nghề, có tính cách nhanh nhẹn, nhiệt tình, đam mê, yêu thích công việc và đặc biệt chịu được áp lực công việc thì mới có thể ứng tuyển, theo đuổi hoàn thành tốt công việc này.

Khi đảm nhiệm công việc của bác sĩ nội khoa bạn cần phải chịu trách nhiệm trong việc khám bệnh, điều trị bệnh theo chuyên khoa được đào tạo và cùng với đó thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của trường khoa hoặc làm những công việc khác liên quan đến chuyên môn.

Bác sĩ ngoại khoa

Công việc chính của bác sĩ ngoại khoa sẽ là chịu trách nhiệm trong việc khám, tư vấn và điều trị các bệnh về ngoại khoa theo yêu cầu của bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật chuyên ngnafh như: tiêu hóa, tiết niệu, ngoại tổng hợp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp, tham gia thường trực và hỗ trợ trực phòng khám theo phân công của trưởng khoa…. Bên cạnh đó bác sĩ ngoại khoa còn cần chịu trách nhiệm trong việc vận hành, bảo quản và bảo dưỡng các  phương tiện máy móc, trang thiết bị nhằm phục vụ quả trình điều trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học…

Bác sĩ răng hàm mặt

Có thể thấy rằng nhu cầu làm đẹp hiện này của mọi người ngày càng cao nên cũng tạo cơ hội việc làm bác sĩ răng hàm mặt.

Thông thường bác sĩ răng hàm mặt thực hiện các công việc khám và tư vấn, điều trị các bệnh về răng hàm mặt theo yêu cầu của người bệnh. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh răng miệng thường gặp. Hoặc cũng có thể làm công việc theo sự phân công của trưởng khoa theo sự yêu cầu của trường khoa như: vận hành, kiểm tra các thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men tại nơi làm việc nhằm đảm vảo đầy đủ dụng cụ y tế và thuốc để phục vụ tốt cho người bệnh khi cần thiết.

Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi "Ngành y đa khoa thi khối nào?". Hi vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho thí sinh trong những băn khoăn trước ngưỡng cửa thi ĐH, CĐ.