Nên học Công nghệ sinh học hay Công nghệ thực phẩm
Để đưa ra lựa chọn chính xác bạn cần tìm hiểu rõ hơn về 2 ngành học này. Một số các phân tích như:
Khái niệm
- Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về các lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm. Bên cạnh đó nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất, tạo ra những loại nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và hóa học…
- Ngành Công nghệ sinh học là ngành được xây dựng dựa trên hệ thống các sinh vật sống hoặc các tổ chức sống nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên ngành sinh học. Thông thường sẽ thấy ngành này được ứng dụng rộng rãi ở trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học thực phẩm và dược phẩm, giải quyết các vấn đề về môi trường, xét nghiệm trong y khoa, ứng dụng công nghệ di truyền…
Chương trình học gì?
- Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm có các chuyên ngành chính như: dinh dưỡng; Hóa sinh học và vi sinh học thực phẩm; Công nghệ chế biến; Quản lý chất lượng; An toàn thực phẩm và phân tích thực phẩm.
Khi theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ những kiến thức học thuật cơ bản đến những kiến thức chuyên sâu hơn về sinh học. Kết hợp với các bài thực hành chế biến, tư vấn dinh dưỡng đồ ăn thức uống để có thể làm việc thành thạo hơn khi ra trường.
- Ngành Công nghệ sinh học
Chuyên ngành chính của Công nghệ sinh học bao gồm: Công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein – enzyme, công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học y dược…
Các kiến thức cơ bản mà sinh viên sẽ được trang bị khi theo học ngành Công nghệ sinh học bao gồm: Những nguyên lý về quá trình sinh học đại cương, các lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học… Ngoài ra thì chú trọng hơn vào rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp như đo đạc, thu thập mẫu, phân tích các số liệu, sử dụng thành thạo những phương pháp thí nghiệm hiện đại của ngành. Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học nên bạn có thể thoải mái lựa chọn.
Cơ hội việc làm
- Ngành Công nghệ thực phẩm
Hiện nay ngành Công nghệ thực phẩm được ứng dụng khá phổ biến đến nhiều lĩnh vực có liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm. Ngành Công nghiệp thực phẩm đang dần được vươn lên trình độ phát triển song song với mảng kinh tế kỹ thuật như rượu, bia, dầu thực vật, chế biến sữa… không ngừng nghiên cứu để phát triển và tiến tới phục vụ rộng khắp thị trường nội địa và xuất khẩu nước ngoài. Do đó mà trong thời gian tới Công nghệ thực phẩm sẽ được xác định là ngành chủ lực về kinh tế của cả nước.
Như vậy thị trường lao động luôn có nhiều vị trí được tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài trong ngành này. Cũng nhờ vậy mà sinh viên sau khi ra trường sẽ không còn quá lo lắng về vấn đề việc làm. Một số các công việc như:
- Làm chuyên viên tại các Trung tâm, phòng, sở… thuộc Bộ Y tế để thực hiện công việc kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tư vấn dinh dưỡng tại những trung tâm dinh dưỡng hoặc các trung tâm y tế để chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho cộng đồng.
- Quản lý giám sát nhân viên trong phòng quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp, tổ chức.
- Công tác tại các viện nghiên cứu về công nghệ thực phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch chịu trách nhiệm là nghiên cứu viên, kỹ thuật viên..
- Làm giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm trên cả nước.
- Đối với những giàu kinh nghiệm chuyên môn thì có thể tổ chức sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, phụ gia thực phẩm, thực phẩm…
>> Tìm hiểu: Cơ hội việc làm ngành Báo chí để chuẩn bị sẵn sàng khi theo học ngành Báo trong tương lai.
- Ngành Công nghệ sinh học
Việc làm ngành Công nghệ sinh học rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tại nhiều vị trí như:
- Thực hiện nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực liên quan như sinh học, công nghệ sinh học ở những trung tâm nghiên cứu, cơ quan, tổ chức hoạt động.
- Đảm nhiệm công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông, lâm, y dược…
- Kinh doanh, tư vấn bán hàng tại những đơn vị thương mại, dịch vụ đến chuyên ngành Công nghệ sinh học.
- Trở thành giảng viên đào tạo ngành cao đẳng, đại học ngành Công nghệ sinh học.
Tố chất cần có của ngành
- Ngành Công nghệ thực phẩm
- Yếu tố sức khỏe rất cần cho ngành học này.
- Đức tính tỉ mỉ, cẩn thận
- Chu đáo, có tính thần trách nhiệm cao
- Tư duy sáng tạo
- Khả năng phân tích nhạy bén, có thể nắm bắt tâm lý công chúng tốt
- Đam mê công nghệ và yêu thích nghiên cứu
- Ngành Công nghệ sinh học
- Cần có đam mê với khoa học và công nghệ
- Chăm chỉ, cẩn thận.
- Học tốt các môn tự nhiên
- Ham học hỏi và cần có khả năng tự tìm hiểu, trau dồi, kiến thức.
- Chịu được áp lực công việc tốt.
Trên đây là một số phân tích giữa hai ngành học Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm để giúp bạn đọc tìm hiểu và đưa ra câu trả lời cho thắc mắc “nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm”. Dù là lựa chọn ngành nghề nào thì điều quan trọng nhất vẫn là theo sở thích và đam mê của bản thân. Vì chỉ có như vậy mới giúp bạn vượt qua được các thách thức, khó khăn khi theo đuổi ước mơ trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về việc lựa chọn ngành học. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo các thông tin hướng nghiệp khác cùng chuyên mục này được Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ.