Những thắc mắc về cách chọn ngành nghề sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM.
Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
Chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng
Bên cạnh việc xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, các bạn nên cân nhắc đến chọn ngành nghề phù hợp với khả năng sức học của mình. Hướng nghiệp là việc tối quan trọng và cần thiết đối với những học sinh THCS, THPT và sinh viên. Định hướng nghề nghiệp cần phải định hướng từ rất sớm, để một người chuẩn bị các kỹ năng và điều kiện cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với chính bản thân mỗi người. Tuy nhiên, thực tế học sinh ngày nay khá hoang mang và lo lắng khi đứng trước cơ hội xét tuyển vào các trường CĐ, ĐH.
Các bạn trẻ nên cân nhắc đến chọn ngành nghề phù hợp với khả năng
Chọn ngành nghề phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp là một bước ngoặt lớn đến tương lai của mỗi cá nhân. Vì thế, khi chọn ngành nghề bạn cần phải có thời gian dài để suy nghĩ và khám phá về sở thích và tính cách của bản thân. Chọn được ngành nghề phù hợp thì khi đi làm bạn mới thấy niềm vui trong công việc thay vì áp lực và mệt mỏi. Các bạn nên cân nhắc được sức học của bản thân khi chọn ngành, chọn trường tốt nhất nên dựa trên kết quả học tập ở THPT, nhất là năm cuối lớp 12 xem bản thân nên đi theo hướng nào. Thi ĐH, CĐ hay học Trung cấp nghề, nên học khối gì (A,B,C,D,V,H…) để đạt được mục tiêu. Đồng thời cần phải tự biết khả năng học tập của bản thân thông qua việc học các môn học THPT đến từng khối thi như: Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối D: Văn, Toán, Ngoại ngữ, ; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối B: Toán, Hóa, Sinh, khối H, N, M, T, V, S, R, K, các môn năng khiếu như Vẽ, Đọc diễn cảm, Hát, TDTT...
Ngoài ra các bạn phải xem mình học tốt môn nào thì khi đó hãy chọn khối thi tương ứng, xác định khả năng của mình có điểm chuẩn tương ứng với khả năng
Chọn ngành học theo sở thích phù hợp với tính cách
Cách chọn nghề đúng đắn nhất là bạn nên tự trả lời về những công việc thích làm, những nghề nghiệp mà bạn quan tâm, những công việc có thể làm tốt, hiểu được sở thích nghề nghiệp của bản thân. Khám phá sở thích ở đây, nghĩa là bạn tự chọn được ngành học phù hợp để làm trong tương lai sẽ giúp các bạn phát triển nghề nghiệp tốt nhất.
Nghề nghiệp mà bạn chọn sẽ có thể theo bạn cả đời cho nên nếu bạn chọn sai ngành nghề sẽ đánh mất khá nhiều thời gian để lựa chọn lại đúng nghề phù hợp với tính cách cũng như khả năng của mình. Không ít người học xong 4 năm đại học nhưng vẫn chưa biết mình muốn làm gì trong tương lai và không biết được mình phù hợp với công việc gì dẫn tới mất phương hướng, làm trái ngành nghề.
Còn có trường hợp khi đi làm rồi nhưng nhanh chán nản, không có đam mê với nghề, không đáp ứng được các yêu cầu về công việc nên nhiều bạn không thể vượt qua những khó khăn của nghề. Vậy nên chọn sai nghề nghiệp thường nhảy việc, không dành nhiều thời gian để nâng cao tay nghề.
Một số công việc phù hợp với một số tính cách cho bạn tham khảo như:
Những công việc phù hợp với việc sáng tạo:
Người thích sáng tạo là những người yêu thích việc nghĩ ra những cái mới, có sự khéo léo như viết kịch bản, sáng tạo nội dung quảng cáo, phụ trách nội dung, thiết kế đa phương tiện: video, infographic, thiết kế mẫu mã sản phẩm thương mại và công nghiệp, nhân viên content, lên ý tưởng cho những kế hoạch mới, vẽ tranh, thông dịch viên, thủ công mỹ nghệ, thiết kế nội thất, Kỹ sư, nhà thiết kế xây dựng, …
Những công việc phù hợp với người thích suy nghĩ:
Những người thích giải quyết những vấn đề thường tìm tòi, suy luận logic khám phá mọi thứ. Những công việc phù hợp với việc suy nghĩ như: Phân tích tài chính, Phân tích số liệu, Phân tích nghiên cứu thị trường, Kế toán, kiểm toán, nghiên cứu sự phát triển của sản phẩm, giá cả, Kỹ thuật, nghiên cứu phần mềm, website…
Những công việc phù hợp với người thích tổ chức:
Cần bản thân luôn tỉnh táo, biết định hướng có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, biết lập kế hoạch như làm ở mức độ quản lý, Quản lý tài chính, Quản lý hệ thống
Những công việc phù hợp với người thích hành động:
Đây là mẫu người thích theo khả năng của mình, thực hành thực tế, làm việc trực ếp, thực hiện rõ ràng, nhanh những công việc phù hợp như Giám sát công trình, Công việc tay chân: thợ điện, thợ sửa chữa, Quản lý xưởng, nhà máy, Xây dựng
Những công việc phù hợp với người thích đàm phán:
Là những người cần có năng khiếu về thuyết phục người khác nói năng lưu loát, lạc quan, tự tin, tham vọng đặc biệt cần có tính hướng ngoại. Những công việc phù hợp như Giám đốc kinh doanh, sale, Giám đốc marking, Quan hệ công chúng PR, marking, Cố vấn tài chính, nhân sự, quản trị
Những công việc phù hợp với người thích giúp đỡ:
Những công việc phù hợp với những người mong muốn giúp đỡ hoặc đào tạo những hoàn cảnh khó khăn, dạy dỗ trẻ em đó là: Giáo viên,Tình nguyện viên, Tham gia hoạt động của phi chính phủ, Làm trong lĩnh vực đào tạo…
Xác định tầm quan trọng chọn ngành, chọn nghề
Cách chọn ngành phù hợp với bản thân là một bước rất quan trọng, việc chọn ngành của thí sinh xuất phát từ nguyện vọng sở thích của chính bản thân mình thì sẽ khiến bạn thấy thích thú hơn. Nếu lựa chọn ngành nghề sai lầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc học hành và công việc sau này, là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Việc chọn ngành không phù hợp của học sinh hiện nay không phải là việc cũ mà luôn luôn mới hàng năm cho nên ta có thể thấy hướng nghiệp là vấn đề lớn và cần đi trước một bước.
Thí sinh và phụ huynh đôi khi chỉ mong vào được đại học nên chọn đại ngành học đó là một suy nghĩ sai lầm vì chọn ngành chọn trường phải đúng theo sở trường, năng khiếu sở thích.
Biết lựa sức mình
Ngành nghề hiện nay rất đa dạng và dễ dàng lựa chọn, cách chọn ngành nghề cho bản thân hiện nay của thí sinh là rất phong phú theo hướng tự nguyện tự do tuy nhiên các em nên lựa sức mình để vào những trường vừa phải như điểm chuẩn vừa sức, nhu cầu xã hội, chỉ tiêu tuyển, điều kiện vị trí địa lý,việc làm sau khi ra trường. Có nhiều tiêu chí lựa chọn nhưng ưu tiên cho sở thích, sở trường.
Lựa chọn ngành nghề theo sở thích của bản thân bạn sẽ sớm thành công hơn
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp học sinh bị lệ thuộc vào quyền quyết định của cha mẹ hoặc bạn bè để thi vào ngành mình không thích rất không chắc chắn. Các em nên xác định lời khuyên chỉ dùng để tham khảo và bản thân mỗi em phải tự biết quyết định về tương lai của mình. Chọn theo sở thích, sở trường mới là bền vững, để chắc chắn hãy trắc nghiệm sở thích sở trường nguyện vọng của mình có đúng hay không. Bạn có thể thích làm nhiều nghề, tuy nhiên nên chọn một số nghề nhất định mà thôi, dựa trên năng lực, sở thích các trắc nghiệm sẽ đưa ra những kết quả dự đoán về nghề nghiệp giúp bạn chọn nghề phù hợp với bản thân để biết con gái nên chọn ngành gì, con trai chọn nghề nào phù hợp.
Hiểu mình
Đa số những người thành công đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp nên dành thời gian để hiểu mình, biết bản thân mình như thế nào, khám phá năng lực, tính cách con người mình muốn trở thành đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề
Hiểu nghề
Công việc bạn chỉ có thể gắn bó khi bạn yêu thích nó, và để yêu nó trước hết bạn cần phải thật sự hiểu về nó. Hãy tìm hiểu về tất cả những vấn đề xoay quanh công việc của mình và khám phá những nghề bạn muốn làm, muốn gắn bó trong tương lai nhất bằng cách là tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụngyêu cầu những phẩm chất gì ở ứng tuyển viên, liệt kê trong phần yêu cầu để bạn khám phá bản thân mình xem có phù hợp hay không thì xác suất lựa chọn đúng của bạn sẽ cao hơn.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Sau khi bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp của mình bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt đến trong nghề nghiệp đó và bắt đầu các kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Hãy xem xét kỹ bản thân mình mong muốn điều gì ở tương lai và sớm bắt tay thực hiện nó. Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân hay không cần dựa vào các tiêu chí dưới đây:
- Cần tìm hiểu về những ngành nghề mà mình lựa chọn, và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Cần tìm hiểu về nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó
- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề
- Bằng cấp và cơ hội học lên cao của ngành nghề
- Học phí, học bổng.
- Cần tìm hiểu về những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.
- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo ngành nghề đó trong thời gian bao lâu
- Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn đã quyết định theo học
- Những nơi đào tạo ngành nghề
- Những chống chỉ định y học.
- Cần tìm hiểu về cơ sở vật chất, quá trình đào tạo của nhà trường, đội ngũ giảng viên như thế nào
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm là bao nhiêu phần trăm, thành phần công việc, mức lương…
- Tìm hiểu về điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp cao hay thấp, các khối thi tuyển sinh đầu vào
- Cần tìm hiểu về những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể theo nghề là gì để tham gia lao động trong nghề.
- Bạn có thể tìm thêm các thông tin trên website, cẩm năng tuyển sinh để xem "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học", của các Tư vấn trực tuyến, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, quyển các cẩm nang tuyển sinh của các trường những người làm trong nghề...
Những sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp bạn nên biết
Đánh giá thấp ngành học
Nhiều em học sinh thường đánh giá thấp các ngành nghề như tiểu học, điều dưỡng, giáo viên mầm non, công tác xã hội, học nghề (sửa xe, may mặc, đầu bếp,…) và chỉ luôn gắn tư tưởng cho mình phải làm được ông này bà nọ. Nếu ai cũng muốn làm “thầy” thì ai sẽ làm “thợ”, không ai chịu làm các nghề dịch vụ thì ai sẽ là những người được hưởng thụ?. Ngành nghề nào được xã hội thừa nhận thì đều quan trọng như nhau không thể nói đến sự cao thấp hay sang hèn.
Xem nhẹ việc lựa chọn nghề nghiệp
Khi bạn xem nhẹ việc lựa chọn nghề nghiệp và chỉ nghĩ rằng mình thích làm nghề gì thì chọn nghề đó, tuy nhiên thực tế thì để chọn được ngành nghề phù hợp cần sự kết hợp của rất nhiều các yếu tố khác nhau như thời gian và công sức để xem xét trước khi đưa ra quyết định.
Chọn nghề không đúng với tính cách bản thân
Có bạn giỏi khối B nên đã chọn ngành y tuy nhiên bản thân lại sợ cảnh máu me và mùi bệnh viện, không có ý chí cao, tính chịu đựng kém. Hay có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên nhưng lại không chịu vất vả để đi lấy tin bài, không đủ nhanh nhẹn và tháo vát, và không chịu đựng áp lực công việc cao. Nếu bạn chỉ dựa vào năng lực học tập mà nghĩ rằng mình đã phù hợp với ngành nghề đó thì đã là sai lầm vì chọn nghề không đúng với tính cách của bản thân.
Chọn nghề chỉ vì “sĩ diện”
Các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn nhiều hơn những ngành học có tên gọi như quản trị, công nghệ, quản lý ở những trường lớn và có đẳng cấp dù biết học không thi nổi nhưng vẫn cố đăng ký cho oai.
Những nghề như dẫn chương trình, diễn viên, người mẫu, ca sĩ rất hấp dẫn với các bạn trẻ nhưng để theo được nghề thì cần phải có năng khiếu và sự rèn luyện gian khổ. Không thể nhìn sự tỏa sáng trên sân khấu mà xem đó là công việc nhàn hạ.
Chọn nghề theo sự áp đặt của người khác
Đôi khi các bạn trẻ hay chọn lựa theo tình cảm hay sự áp đặt của người khác dẫn đến sai lầm vì mỗi người đều có năng lực, tính cách, sở thích, năng khiếu, điều kiện, hoàn cảnh riêng.
Chọn nghề theo phong trào
Nhiều bạn chọn cách chọn nghề cho bản thân theo phong trào, nghề nào có thu nhập cao và có nhiều người đặt hồ sơ thì là ngành hấp dẫn, tuy nhiên sự thật không hoàn toàn như vậy vì thị trường lao động luôn biến đổi không ngừng, nếu ai cũng chọn những ngành hot thì sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp do cung không đủ cầu.
Qua bài viết có thể thấy cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân phù hợp nhất cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó hi vọng rằng bài viết có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất.