Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?
Có rất nhiều phụ huynh và thí sinh chọn ngành này băn khoăn về định nghĩa chính xác công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?
Đây là định nghĩa rõ ràng và dễ hiểu nhất: Công nghệ kĩ thuật hóa học là một ngành học chuyên nghiên cứu và khám phá và ứng dụng để tạo ra sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới hay các công nghệ sản xuất mới nhất phục vụ cho doanh nghiệp…
Thông tin thêm về ngành này, đây là ngành đang khát nguồn nhân lực do ngày càng giữ vai trò quan trọng bởi khả năng ứng dụng và nắm vị trí không thể thiếu của nó trong lĩnh vực sản xuất như:
- Ứng dụng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, sơn, thuốc nhuộm, thủy tinh, mĩ phẩm và dược phẩm, nhựa, chất tẩy rửa,…)
- Vai trò quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp (sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản đạt chất lượng cao)
- Ngành Công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, polymer,…)
- Lĩnh vực Công nghiệp điện - nhiên liệu - năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, pin, acquy...)
- Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch, cát, đá)
- Sản xuất các sản phẩm các ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - da, công nghiệp điện hóa
- Công nghiệp hóa chất (hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, dược - mỹ phẩm…)
Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học có mặt nhiều trong lĩnh vực sản xuất
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học học những gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về các môn học như: Vẽ kỹ thuật và hóa kỹ thuật; hóa hữu cơ, thí nghiệm hóa hữu cơ CAD; cơ học ứng dụng; hóa lý và hóa phân tích; tin học trong hóa học; công nghệ điện hóa, hóa học các hợp chất cao phân tử; các phương pháp phân tích công cụ, công nghệ hóa dầu,...
Ngoài khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm để làm quen với các thí nghiệm như: vật lý, hóa hữu cơ và hóa vô cơ, hóa phân tích, thí vi sinh, tổng hợp nano,…
Chương trình đào tạo ngành công nghệ kĩ thuật hóa học theo mô hình chuyên nghiệp
Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể làm gì?
Sinh viên ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật hoá học có thể làm việc trong cả hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đảm nhận vị trí công việc trong các đơn vị sau:
- Làm việc tại các công ty sản xuất hóa chất, các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp các mặt hàng tiêu dùng với vai trò giám sát khâu sản xuất, quản lý phân xưởng, cán bộ kỹ thuật, kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm, ngoài ra bạn cần phải nghiên cứu và phát triển sản phẩm,…
- Các công ty chuyên sản xuất và cung cấp hóa chất, hương liệu, phụ gia…
- Các công ty cung cấp thiết bị và máy móc dùng trong ngành hóa học
- Các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu khi bạn học cao học hoặc nghiên cứu sinh với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học.
Sinh viên có thể có những công việc đối với các vị trí phân theo hai chuyên ngành sinh viên được học:
Nếu tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật hoá vô cơ, sinh viên có thể làm ở:
- Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ (hoá chất vô cơ, phân bón, xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh,vật liệu xây dựng...)
- Điện hóa (ăn mòn và chống ăn mòn, pin, ắc quy,…)
- Nguyên liệu cho các quá trình công nghiệp
- Sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,…
- Xử lý các chất thải và xử lý ô nhiễm môi trường...
Chuyên ngành Kỹ thuật hoá hữu cơ, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở:
- Sản xuất các sản phẩm hữu cơ như vật liệu polime, sơn, cao su, keo, nhựa, vải sợi, giấy, công nghệ nhuộm,…)
- Dược phẩm, hóa phẩm, mỹ phẩm, xà phòng và các chất tẩy rửa
- Các loại hóa chất bảo vệ thực vật
- Lĩnh vực công nghệ thực phẩm (rượu bia, nước giải khát,…) và cả những loại thực phẩm chức năng,…
- Công nghệ sinh học
Cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hóa học vô cùng đa dạng
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học
Sinh viên nào có mong muốn theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học có thể lựa chọn một số địa chỉ trường sau:
Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Trường Đại học Giao thông vận tải
Trường Đại học Sao Đỏ
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Trường Đại học Công nghiệp Vinh
Trường Đại học Nha Trang
Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Min
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Từ bài viết trên có thể thấy nhu cầu xã hội đối ngành kỹ thuật hóa học hiện tại và tương lai là rất lớn. Các kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật hóa học sau khi ra trường hoàn toàn dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân. Tuy nhiên để có việc làm như mong muốn thì sinh viên cần có thành tích học tập tốt khi theo học tại trường.
Theo Cao đẳng Y Dược TPHCM (tổng hợp)