Nội dung bài viết dưới đây ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ tư vấn tới các bạn những thông tin hữu ích về ngành nghề hội họa một cách chi tiết nhất. Ngành hội họa là ngành học phù hợp với những bạn trẻ có năng khiếu vẽ, đây cũng là ngành học khá kén người học, được đánh là ngành nghề có cơ hội và tiềm năng phát triển lớn thích hợp với những bạn theo học ngành này từ nhỏ.
Ngành hội họa đang là ngành học được đánh giá là có sức hút đối với rất nhiều bạn trẻ, được mọi người quan tâm tới nhiều nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Bài viết mang tính chất khơi gợi niềm đam mê của bạn với ngành đó, nếu bạn quan tâm bạn có thể tham khảo trong mục có thể bạn quan tâm để vun đắp ước mơ của mình.
Trở thành người vẽ tranh chuyên nghiệp bạn trẻ cần sở hữu khả năng vẽ tốt, cảm nhận và có sự nhạy cảm nhất định
Ngành hội họa là gì?
Hội họa (tiếng Anh là Painting) là một ngành nghệ thuật có lịch sử lâu đời, hiểu một cách đơn giản thì hội họa chính là vẽ tranh, hội họa là một lĩnh vực nghệ thuật. Hội họa trong lịch sử nghệ thuật châu âu thường phục vụ cho những mục đích cụ thể được xem là ngành nghệ thuật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của con người từ ngàn năm nay, là ngành nghề tôn vinh tinh hoa thẩm mỹ và vẻ đẹp. Hội họa khác với các ngành nghệ thuật ứng dụng khác là tạo cảm xúc cho người xem tranh và có tính thẩm mỹ cao, hội họa cần có sự sáng tạo trong đó các đường nét, kết cấu, màu sắc, hình khối được sắp xếp theo một bố cục mang tính thẩm mỹ cao.
Ngành hội họa được nhiều bạn trẻ yêu thích
Hiểu một cách đơn giản thì hội họa chính là vẽ tranh tạo ra một hình ảnh mang tính thẩm mỹ. Những người làm trong lĩnh vực hội họa là họa sĩ, họ dùng cọ hoặc bút màu, sử dụng chất liệu màu vẽ khác nhau để làm ra những tác phẩm hội họa lột tả được nhiều cảm xúc, thể hiện được ý tưởng sâu xa của người họa sĩ. Hội họa gồm có 3 thể loại chính là Phong cảnh, Tĩnh vật, Chân dung.
Người họa sĩ sáng tác các tác phẩm trên một số chất liệu bề mặt như vải, giấy, canvas, lụa, gỗ sử dụng chất liệu màu vẽ với rất nhiều phong cách trường phái khác nhau để sáng tạo.
Ngành hội họa thi khối nào?
Các bạn có thể tham khảo về các khối thi vào ngành hội họa. Theo đó, ngành hội họa xét tuyển các tổ hợp môn sau:
✓ M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
✓ M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
✓ M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
✓ M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
✓ H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
✓ H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ
✓ H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
✓ H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
✓ H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
✓ H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
✓ H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
✓ H07: Toán, Hình họa, Trang trí
✓ H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
✓ V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
✓ V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
✓ V02: VẼ MT, Toán, Tiếng Anh
✓ V03: VẼ MT, Toán, Hóa
✓ V05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
✓ V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
✓ V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
✓ V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
✓ V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
✓ V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
✓ V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật
Người học ngành hội họa sẽ được trang bị các kiến thức thông qua chương trình học, mô đun chuyên môn về Hình hoạ màu, Ký hoạ, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam – thế giới, Tranh bố cục, Luật xa gần, Giải phẫu… Bên cạnh đó thì sinh viên còn được học thêm các môn học bổ trợ như: Nhiếp ảnh, Thiết kế web, Điêu khắc, kỹ năng sử dụng hình hoạ người, kỹ thuật sáng tác tranh tĩnh vật, có trang trí phối màu, khả năng tư duy tạo hình bố cục, thể hiện ý tưởng nghệ thuật tranh phong cảnh, tranh khắc gỗ trên nhiều chất liệu tranh sinh hoạt lao động, như là giấy, vải bố, gỗ bằng ngôn ngữ hội họa.
Ngành hội họa ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp ngành hội họa ra trường có thể đảm nhận ở nhiều vị trí công việc khác nhau. Sinh viên sẽ được trang bị một lượng lớn kiến thức về hình họa, thẩm mỹ, bố cục và các kỹ năng vẽ trên các chất liệu khác nhau vì vậy nên hoàn toàn có thể làm được các ngành khác liên quan đến mỹ thuật.
Sinh viên có các kỹ năng vẽ trên máy tính ví dụ như Adode Photoshop; Cinema4d Illustrator cho đồ họa 2D, các phần mềm 3D như 3Dmax, các kỹ năng vẽ trên Maya. Nếu là lĩnh vực mỹ thuật đô thị, công trình thì thêm các kiến thức về không gian.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hội họa có thể làm các công việc tự do, phù hợp theo phong cách riêng của bản thân như: Có thể là họa sĩ sáng tác mỹ thuật, tham gia giảng dạy mỹ thuật tại các trường học, sáng tác tranh theo công việc, theo hợp đồng, tham gia công việc thiết kế tạo hình mỹ thuật tại trung tâm văn hóa, các cơ sở, thi công các công trình mỹ thuật, làm việc tại các công ty quảng cáo, cơ quan truyền hình, báo chí, xưởng sản xuất phim hoạt hình, trẻ em. Sinh viên sau khi ra trường có trình độ có thể đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở uy tín đào tạo về Mỹ thuật, bên cạnh đó còn có những cơ hội việc làm đặc thù khác liên quan đến mỹ thuật, các hoạt động Mỹ thuật khác của xã hội, sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành giảng viên dạy về hội họa hoặc họa sĩ.
Nhiều công việc với mức lương hấp dẫn dành cho người học hội họa
Theo tiêu chí đào tạo, sinh viên sinh viên có thể nhận được mức lương từ 6 - 12 triệu hoặc cao hơn khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn được có cơ hội tiếp tục học nâng cao về chuyên môn và kỹ năng sao cho phù hợp với trình độ đại học mỹ thuật.
Chương trình đào tạo cơ bản về ngành hội họa
Chương trình đào tạo hệ đại học ngành hội họa thường kéo dài 5 năm gồm các chuyên ngành sơn mài, sơn dầu, lụa. Người học sẽ được đào tạo vững vàng, làm quen với các kỹ thuật khi sử dụng chất liệu vào tranh, học về các nguyên lý sáng tác, hình họa và bố cục sao cho phù hợp nhất. Khi vào học ngành hội họa sinh viên sẽ được đào tạo vững vàng các môn như là phong cảnh, chân dung, sáng tác tranh tĩnh vật, hình họa màu và đen trắng, nguyên lý sáng tác, hình họa toàn thân, giải phẫu tạo hình, thể hiện tranh sơn dầu, sơn mài và lụa.
Theo đó, sinh viên khi học ngành hội họa đều được đào tạo phổ biến các kiến thức rộng rãi về ngành mỹ thuật khác kèm các kỹ năng cụ thể về vẽ truyện tranh, vẽ minh họa,vẽ nhân vật; vẽ tranh tường, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật trong không gian, tranh kính; kiến trúc, vẽ truyện tranh, bổ sung một số kỹ năng cụ thể sư phạm về chuyên ngành hẹp khác hoặc viết lý luận nghệ thuật.
A |
Kiến thức giáo dục đại cương |
Các học phần bắt buộc |
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 1 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 2 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối CM của Đảng CSVN |
5 |
Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng CSVN
|
6 |
Tiếng Anh 1 |
7 |
Tiếng Anh 2 |
8 |
Tiếng Anh 3 |
9 |
Triết học đại cương |
10 |
Pháp luật đại cương và phòng chống tham nhũng
|
11 |
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 1 |
12 |
Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1 |
13 |
Mỹ thuật học 1 |
14 |
Mỹ học đại cương |
15 |
PP nghiên cứu khoa học |
16 |
Giải phẫu tạo hình |
17 |
Xa gần |
18 |
Đạc họa |
19 |
Nghiên cứu Mỹ thuật cổ |
20 |
Điêu khắc |
21 |
Giáo dục thể chất |
22 |
Giáo dục Quốc phòng – an ninh |
Các học phần tự chọn |
|
23 |
Video Art |
24 |
Nhiếp ảnh |
25 |
In độc bản |
26 |
Thiết kế đồ họa 3D |
B |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
I |
Kiến thức cơ sở ngành |
27 |
Hình họa 1 |
28 |
Hình họa 2 |
29 |
Hình họa 3 |
30 |
Trang trí – Bố cục 1 |
31 |
Trang trí – Bố cục 2 |
II |
Kiến thức ngành |
Các học phần bắt buộc |
|
32 |
Hình họa 4 |
33 |
Hình họa 5 |
34 |
Hình họa 6 |
35 |
Hình họa 7 |
36 |
Hình họa 8 |
37 |
Hình họa 9 |
38 |
Hình họa 10 |
39 |
Hình họa 11 |
40 |
Trang trí – Bố cục 3 |
41 |
Trang trí – Bố cục 4 |
42 |
Sáng tác 1 (Sơn mài) |
43 |
Sáng tác 2 (Lụa) |
44 |
Sáng tác 3 (Sơn dầu) |
45 |
Sáng tác 4 (Sơn dầu) |
46 |
Sáng tác 5 (Sơn dầu) |
47 |
Sáng tác 6 (Sơn mài) |
48 |
Sáng tác 7 (Sơn mài) |
49 |
Sáng tác 8 (Lụa) |
50 |
Sáng tác 9 (Lụa) |
51 |
Sáng tác 10 (Sơn mài) |
52 |
Sáng tác 11 (Sơn mài) |
53 |
Sáng tác 12 (Lụa) |
54 |
Sáng tác 13 (Sơn dầu) |
55 |
Sáng tác 14 (Sơn dầu) |
Các học phần tự chọn |
|
56 |
Sáng tác tự chọn chất liệu (sơn dầu) |
57 |
Sáng tác tự chọn chất liệu (sơn mài) |
58 |
Sáng tác tự chọn chất liệu (lụa) |
C |
Thực tập nghề nghiệp |
59 |
Thực tập nghề nghiệp 1 |
60 |
Thực tập nghề nghiệp 2 |
61 |
Thực tập nghề nghiệp 3 |
62 |
Thực tập nghề nghiệp 4 |
D |
Thi tốt nghiệp |
63 |
Chính trị cuối khóa |
64 |
Khóa luận/Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
65 |
Sáng tác tốt nghiệp |
Các trường đại học đào tạo ngành hội họa uy tín nhất
Hiện nay, ngành hội họa đã được nhiều trường đại học đào tạo, các sinh viên có thể tham khảo dưới đây.
- Khu vực miền Bắc:
✓ Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
✓ Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Khu vực miền Nam:
✓ Đại học Mỹ thuật TP.HCM
- Các khu vực khác:
✓ Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế
✓ Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Ngoài ra, sinh viên có thể so sánh điểm chuẩn khối thi của ngành hội họa dưới đây:
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, H02 là 18 điểm
Đại học kiến trúc Hà Nội: Xét tuyển tổ hợp môn H00 là 21,25 điểm
Đại học mỹ thuật công nghiệp Á châu: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H05, H06, H07 là 15,5 điểm
Đại học FPT: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01, D96 - Tổng 3 môn sinh viên phải đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên).
Đại học Hòa Bình: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, V01, V02 là 15 điểm
Đại học mỹ thuật công nghiệp: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H02 là 20 điểm
Đại học kiến trúc Đà Nẵng: Xét tuyển tổ hợp môn A01 là 18 điểm, Xét tuyển theo học bạ 21 điểm
Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên: Nhà trường tổ chức xét tuyển tổ hợp môn C04, D01, D10, D15 là 15,5 điểm, nhà trường xét theo học bạ 18 điểm.
Đại học kiến trúc TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn H01, H06 là 23 điểm
Đại học nghệ thuật Huế : Xét tuyển tổ hợp môn H00 là 15 điểm
Đại học Tôn Đức Thắng: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, H02 là 19 điểm (môn năng khiếu >= 5 điểm)
Đại học công nghệ TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn H01, H02, V00, V02 là 16,25 điểm
Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Xét tuyển tổ hợp môn H00, H01, V00, V01 là 15,5 điểm
Đại học Dân lập Văn Lang: Xét tuyển tổ hợp môn H03, H04, H05, H06 là 16,5 điểm