Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Vị trí việc làm ngành Công nghệ sinh học môi trường

Cập nhật: 30/06/2020 17:31 | Trần Thị Mai

Nhiều em học sinh đang băn khoăn ngành Công nghệ sinh học môi trường là gì? tìm hiểu cơ hội việc làm của ngành Công nghệ sinh học môi trường?... Để có thêm nhiều thông tin về ngành nghề này bạn đọc hãy cùng tìm bên dưới bài viết!      

Vị trí việc làm ngành Công nghệ sinh học môi trường

1. Khái niệm ngành Công nghệ sinh học môi trường

Ngành Công nghệ sinh học môi trường là sự kết hợp về mặt nguyên lý của nhiều ngành Khoa học và kỹ thuật để sử dụng những khả năng sinh hóa to lớn của các vi sinh vật, thực vật hay một phần cơ thể của những sinh vật để phục hồi, bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên.

Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng đến con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, sinh vật, xã hội loài người, đất…

Chức năng và nhiệm vụ của ngành Công nghệ sinh học môi trường là:

- Xử lý các hệ sinh thái đã và đang trong tình trạng ô nhiễm

  • Xử lý nguồn thải, chất thải hoặc sông hồ bị ô nhiễm.
  • Sử dụng công nghệ mới để bảo vệ môi trường sống.

>>> Giải đáp thắc mắc: Có nên học ngành Hướng dẫn viên du lịch không?

- Các ứng dụng của công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường

  • Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực môi trường như xử lý ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo ra năng lượng mới kết hợp bảo vệ môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường, cụ thể như:

- Xử lý ô nhiễm môi trường

  • Sử dụng công nghệ hiếu khí để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Đặc biệt sử dụng phương pháp này không có mùi và thời gian xử lý ngắn tuy nhiên chi phí lại cao hơn các phương pháp khác.
  • Sử dụng công nghệ hiếu khí hoặc kỵ khí để xử lý chất thải rắn sẽ giúp tạo ra các sản phẩm phân bón phục vụ cho nền nông nghiệp.

- Tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường

  • Sử dụng vi sinh vật sản xuất phân bón để thay thế các hóa chất độc hại khác.
  • Trong công nghiệp  da giày, sản xuất bột giặt, giấy nên sử dụng sản xuất enzyme để sử dụng.
  • Chuyển hóa sinh khối thực vật thành những loại nguyên liệu để sản xuất polyme sinh học, các loại vật liệu composit sinh học để sử dụng trong công nghiệp và y tế.

- Sản xuất  năng lượng mới để kết hợp và bảo vệ môi trường

  • Quá trình ủ kết hợp phụ phẩm nông nghiệp với vi sinh vật sẽ sản xuất ra Biogas. Khí này được chuyển hóa thành năng lượng đốt và năng lượng để sản xuất điện.

- Cải tạo và phục hồi môi trường

  • Xử lý ô nhiễm bằng thực vật để mang lại tính khả thi cao hơn cho các vùng đất bị ô nhiễm.
  • Công nghệ xử lý tràn dầu và thực vật.
nganh-cong-nghe-sinh-hoc-mt
Xây dựng các mô hình xử lý chất thải của ngành Công nghệ sinh học môi trường

>> Xem thêm: Tuyển sinh ngành Điều dưỡng tại TPHCM

2. Ngành Công nghệ sinh học môi trường

Ngành Công nghệ sinh học môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, sinh học hóa học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất đến hoạt động của con người. Bên cạnh đó các thí sinh nên tìm hiểu kỹ hơn về mã ngành, khối thi của ngành Công nghệ sinh học để có thêm nhiều kiến thức hướng nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ sinh học môi trường

Để tìm được công việc phù hợp trong ngành Công nghệ sinh học môi trường thì người họ cần nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: Công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa…

Hầu hết người làm trong ngành môi trường sẽ gắn bó mật thiết với phòng thí nghiệm hoặc địa bàn thực tế. Không chỉ vậy ngành nghề này thường phải đi lại nhiều và thường làm việc theo nhóm, cùng với sự  kết hợp chặt chẽ của các chuyên gia trong lĩnh vực khác như sinh học, địa chất học, hóa học…

- Cụ thể các vị trí bạn có thể làm khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học môi trường như:

  • Trở thành kỹ sư môi trường chuyên nghiên cứu về môi trường tại các cơ quan quản lý, nhà máy xí nghiệp.
  • Tư vấn viên về cách xử lý các vấn đề về môi trường cho khách hàng hoặc các công ty, xí nghiệp.
  • Làm việc tại các tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực liên quan đến ngành Công nghệ sinh học môi trường.
  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành về môi trường.
  • Làm việc tại các công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước hoặc thực hiện các dự án xử lý nước thải cho khu công nghiệp.
  • Đo đạc chất lượng không khí để có thể đánh giá tác động của môi trường.
  • Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hoặc các khu đô thị.

Có thể nói rằng mục tiêu chính của ngành này là đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, đóng góp sức mình để mọi người cùng tháo gỡ các thách thức ô nhiễm môi trường  đặt ra hiện nay. 

Trên đây là thông tin Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ về ngành Công nghệ sinh học môi trường, hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn thí sinh đang muốn theo đuổi ngành này.  Bên cạnh đó nhà trường sẽ thường xuyên cập nhật các tin tức hướng nghiệp khác, bạn đọc hãy ghé trang đón đọc nhé!