Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

7 chấn thương hay gặp nhất ở chấn thương dây chằng đầu gối

Cập nhật: 01/07/2019 17:32 | Nhâm PT

Chấn thương dây chằng đầu gối là tình trạng nhiều người gặp phải nhất là những ai hay chơi thể thao, vận động mạnh, bị tai nạn hoặc trượt ngã. Chấn thương dây chằng đầu gối dễ để lại những hệ quả xấu mà người bệnh ít ngờ tới, gây hạn chế cho các sinh hoạt hàng ngày.

7 chấn thương hay gặp nhất ở chấn thương dây chằng đầu gối

 

Chấn thương dây chằng đầu gối là tình trạng gì?

Nếu đứt dây chằng đầu gối sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó khăn cho việc sinh hoạt.  Các chấn thương dây chằng ở đầu gối như dây chằng chéo có thể khiến bạn rất đau và hạn chế những hoạt động thường ngày. Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật tiếp nhận điều trị y tế để hồi phục dây chằng đầu gối.

Một số trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì có thể cần can thiệp phẫu thuật.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng đầu gối là gì?

Các triệu chứng của chấn thương dây chằng đầu gối phổ biến như sau:

  • Bạn có thể nghe được tiếng kêu khi bị thương nếu dây chằng bị rách hoàn toàn
  • Khi chấn thương dây chằng đầu gối bạn có thể bị chảy máu bên trong khớp gối, dẫn đến sưng đầu gối rất nhanh (trong vòng hai giờ) và rất đau đớn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích.
  • Sẽ gây đau đớn và thấy mềm ở xung quanh khu vực bị chấn thương dây chằng. 
  • Khi chấn thương dây chằng đầu gối bạn có thể đi lại được nhưng lại không thể di chuyển đầu gối bình thường và bị suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng. 
  • Chấn thương dây chằng đầu gối có thể khiến bạn đi khập khiễng, các vết thâm ít có thể xuất hiện ở đầu gối.

Khớp gối được tạo thành từ bốn thành phần: xương, sụn, dây chằng, gân. Khớp gối là một khớp phức tạp, cho phép chúng ta co giãn gấp và duỗi thẳng chân để có thể ngồi, ngồi xổm và nhảy. Sụn giúp dây chằng trượt dễ dàng trên xương và bảo vệ xương khỏi bị va chạm, gân giúp nối các cơ lại với nhau, hỗ trợ khớp gối với xương ở đùi và cẳng chân.

7 chấn thương hay gặp nhất ở đầu gối

 Chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước có thể nghiêm trọng và cần phẫu thuật, đây là dây chạy chéo từ trên xuống trước ở mặt trước khớp gối, mang lại cho khớp độ ổn định quan trọng cho khớp. Nhiều nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo trước như va chạm như bóng đá hoặc bóng bầu dục, tiếp đất không đúng cách khi nhảy cao hoặc chuyển hướng đột ngột. 

Bong gân độ 1 là tổn thương nhẹ dẫn đến chấn thương chằng chéo trước

Bong gân độ 1 là tổn thương nhẹ dẫn đến chấn thương chằng chéo trước 

Gãy xương

Gãy xương bánh chè là hay gặp nhất trong khớp, khi bị tác động mạnh, bước hụt hoặc trượt chân, như ngã hoặc tai nạn giao thông có thể bị gãy xương ở đầu gối

Trật khớp

Trật khớp gối là một hoặc nhiều xương có thể trượt ra khỏi chỗ, các xương ở khớp gối bị chệch ra ngoài vị trí và trục bình thường. Xảy ra khi bị  tai nạn giao thông, ngã, và các môn thể thao va chạm.

Viêm gân

Viêm gân là một trong những chấn thương hay gặp nhất ở đầu gối, đây là tổn thương ở gân nối xương bánh chè với xương chày hay xảy ra ở những người chăm vận động, thường xuyên phải nhảy.

Rách gân

Khi chúng ta ngã hoặc va chạm cũng có thể gây rách trong gân. Gân là mô mềm nối cơ với xương, ở khớp gối có một gân rất dễ bị thương là gân bánh chè.

Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau có tác dụng giữ cho xương chày không di chuyển quá xa về phía sau, đây là một trong nhiều dây chằng nối xương đùi với xương chày, nằm phía sau đầu gối. Chấn thương dây chằng chéo sau xảy ra khi bị ngã ở tư thế gập đầu gối.

Chấn thương dây chằng bên

Chấn thương dây chằng là vấn đề thường xuyên gặp phải ở các vận động viên, đặc biệt là những người tham gia chơi các môn thể thao va chạm. Các dây chằng bên nối xương đùi với xương chày, thường xảy ra khi tác động trực tiếp hoặc va đập với người hoặc đồ vật khác.

Chấn thương dây chằng đầu gối  khi nào cần đi khám?

Theo một số giảng viên khoa Vật lý trị liệu, Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, nếu chỉ đau nhẹ bạn có thể theo dõi và tự điều trị tại nhà, nếu đau đầu gối trở nên mãn tính, tầm vận động của khớp bị giảm trầm trọng,  nếu bạn thấy khó gập đầu gối hoặc kéo dài thì bạn nên đi khám. Trường hợp thấy bị đau đớn do chấn thương đụng dập cần đi khám ngay sau khi chấn thương xảy ra.

Các biện pháp dùng để điều trị chấn thương dây chằng đầu gối

Rất khó để ngăn chặn chấn thương dây chằng đầu gối và không phải lúc nào cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa chấn thương ở đầu gối. Tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương dây chằng bằng cách:

  • Khi chơi thể thao nên mang giày và đồ bảo hộ thích hợp
  • Luôn khởi động trước khi bắt đầu tập các bài tập nặng hơn, nên từ từ chuyển sang động tác mới, không nên thay đổi hoạt động đột tránh chấn thương dây chằng đầu gối
  • Cho đầu gối nghỉ ngơi, để tăng tốc quá trình hồi phục
  • Tăng cường tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập căng cơ
  • Nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối một thời gian 
  •  Bạn nên sử dụng nạng một thời gian nếu vết thương đau
  • Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối, đặt băng kẹp, dây đai lên đầu gối để giảm sưng
  • Trong trường hợp bong gân hoặc vận động quá, chườm đá lạnh lên đầu gối từ 20 đến 30 phút từ 2 đến 3 ngày để giảm đau và giảm sưng. 
  • Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống
  • Sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. 
  • Làm quen với các bài tập thực hành kéo căng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. 
  • Có chế độ sinh hoạt phù hợp giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối

Người bệnh sẽ cần nghỉ ngơi một thời gian trong khi hồi phục

Người bệnh sẽ cần nghỉ ngơi một thời gian trong khi hồi phục

Ngoài những biện pháp phòng ngừa thì dinh dưỡng hợp lý, nhất là chế độ ăn dành cho các vận động viên cũng rất quan trọng. Nên bổ sung thêm Protein, canxi và vitamin D cho việc duy trì sức khỏe của xương, cơ và dây chằng của người hay tập luyện thể thao.